Sử dụng thuốc cho Phụ nữ có tha

Một phần của tài liệu hóa dược ,dược lý III, đào tạo dược sĩ trung học, chủ biên PGS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền, NXB y học (Trang 86)

X (đơn vị cũ) x hệ số chuyển đổi =Y (đơn vị SI)

1. sử dụng thuốc cho Phụ nữ có tha

1.1. ảnh h−ởng của thuốc đối với thai nhi

Khi ng−ời mẹ mang thai dùng thuốc, hầu hết các thuốc đều qua đ−ợc rau thai ở mức độ khác nhau và xâm nhập vào vòng tuần hoàn của thai nhi. Các chất đ−ợc vận chuyển theo 2 chiều, nh−ng chủ yếu là từ mẹ sang thai nhi. Lợi dụng điều này, đôi khi thuốc có thể đ−ợc dùng cho ng−ời mẹ để điều trị những rối loạn của thai nhi. Ví dụ: Flecainid dùng cho mẹ để xử trí nhịp tim nhanh của thai.

Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm khi dùng thuốc ở phụ nữ có thai là thuốc vào đ−ợc vòng tuần hoàn của thai và gây hại cho thai nhi. Thuốc dùng cho mẹ có thể gây tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trên thai nhi. Ví dụ ng−ời mẹ dùng liều cao corticoid (prednisolon trên 10mg/ngày) có thể trực tiếp gây ức chế tuyến th−ợng thận của thai. Thai nhi cũng có thể chịu ảnh h−ởng của thuốc một cách gián tiếp nh− khi ng−ời mẹ dùng thuốc chống tăng huyết áp, nếu huyết áp của mẹ giảm quá mạnh sẽ gây thiếu oxy cho thai nhi. Các tác dụng loại này th−ờng phụ thuộc liều và có thể dự đoán tr−ớc.

Trong nhiều tr−ờng hợp, ảnh h−ởng của thuốc lên thai nhi không phụ thuộc vào liều, không thể dự đoán tr−ớc và th−ờng liên quan đến đặc điểm di truyền của thai nhi.

Tác dụng có hại của thuốc đối với thai nhi khi dùng cho ng−ời mẹ phụ thuộc vào các yếu tố nh−: Bản chất và cơ chế gây tác dụng có hại của thuốc; liều l−ợng và thời gian dùng thuốc của ng−ời mẹ; khả năng vận chuyển thuốc từ mẹ vào thai nhi; khả năng thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể mẹ và thai nhi; đặc điểm di truyền của thai nhi và giai đoạn phát triển của thai khi ng−ời mẹ dùng thuốc.

ảnh h−ởng của thuốc lên thai nhi tuỳ thuộc thời điểm dùng thuốc trong thời kỳ mang thai.

1.1.1. Thời điểm dùng thuốc trong thai kỳ và ảnh hởng của thuốc

Các chất có khả năng gây quái thai ít khi gây ra một dị tật duy nhất. Thông th−ờng, một loạt các dị tật sẽ xảy ra, t−ơng ứng với những bộ phận cơ thể thai nhi đang phát triển mạnh vào thời điểm ng−ời mẹ dùng thuốc.

Kể từ lúc trứng đ−ợc thụ tinh, thai kỳ sẽ kéo dài trong 38 tuần, và đ−ợc chia ra làm 3 giai đoạn: Tiền phôi, phôi và thai.

• Thời kỳ tiền phôi (hay pha phân đoạn)

Kéo dài 17 ngày sau khi trứng đ−ợc thụ tinh, th−ờng không nhạy cảm với các yếu tố có hại vì các tế bào ch−a bắt đầu biệt hoá. Độc tính của thuốc đối với thai nhi tuân theo qui luật “tất cả hoặc không có gì”, tức là phôi bào chết hoặc tiếp tục phát triển hoàn toàn bình th−ờng. Chính vì vậy các bất th−ờng về hình thái của thai hiếm khi xảy ra trừ tr−ờng hợp thời gian bán thải của thuốc kéo dài và thuốc còn tiếp tục ảnh h−ởng tới thời kỳ phôi.

• Thời kỳ phôi

Từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 56, hầu hết các cơ quan của cơ thể đ−ợc hình thành trong thời kỳ này. Sự tạo hình xảy ra rất nhanh, các tế bào đang nhân lên rất mạnh, nên độ nhạy cảm với độc tính của thuốc là lớn nhất. Dùng thuốc trong giai đoạn này có thể gây ra những bất th−ờng nặng nề về hình thái cho đứa trẻ. Mỗi cơ quan có một giai đoạn nhất định nhạy cảm nhất với độc tính của thuốc.

Bảng 7.1. Các thời kỳ nhạy cảm trong quá trình phát triển của thai nhi

Cơ quan Thời kỳ nhạy cảm cao (tuần tuổi của phôi)

Thời kỳ ít nhạy cảm hơn (tuần tuổi của thai)

TKTƯ 3 - 5 6 - lúc sinh Tim 3 - 6 6 - 8 Tay 4 - 7 8 Chân 4 - 7 8 Mắt 4 - 8 8 - lúc sinh Răng 6 - 8 9 - 16 Vòm miệng 6 - 9 9 - 12 Tai 4 - 10 10 - 17 Bộ phận sinh dục ngoài 7 - 12 12 - lúc sinh

• Thời kỳ thai

Từ tuần 8 - 9 trở đi, kéo dài tới lúc sinh. Trong thời kỳ này, các bộ phận trong cơ thể tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Thai ít nhạy cảm hơn với các

chất độc. Các chất có hại cho thai nhi th−ờng chỉ làm giảm tính hoàn thiện về cấu trúc và chức năng của các cơ quan. Các bộ phận của cơ thể thai nhi còn nguy cơ cao là hệ thần kinh trung −ơng, mắt, răng, tai và bộ phận sinh dục ngoài. Ví dụ cơ quan sinh dục ngoài hình thành từ tuần thứ 7 và hoàn thiện cho tới lúc sinh, nếu ng−ời mẹ dùng danazol, một thuốc có hoạt tính androgen yếu vào bất cứ lúc nào trong khi mang thai cũng có thể gây nam hoá thai nhi nữ.

1.1.2.nh hởng của thuốc dùng cho phụ nữ có thai đối với trẻ sau khi sinh khi sinh

Trẻ sơ sinh có thể phải chịu tác dụng bất lợi của thuốc dùng cho ng−ời mẹ khi mang thai. Do khả năng thải trừ thuốc của trẻ sơ sinh rất kém, một số thuốc có thể bị tích luỹ đáng kể và gây độc cho trẻ. Vì vậy cần đặc biệt chú ý tới một số thuốc khi dùng cho phụ nữ có thai gần ngày sinh. Ví dụ thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần dùng cho mẹ phải đ−ợc giảm liều từ từ cho tới lúc gần sinh để hạn chế rối loạn thần kinh do độc tính trực tiếp của thuốc trên trẻ sơ sinh, đồng thời hạn chế tác dụng “cai thuốc”.

1.2. Phân loại mức độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ có thai

Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã xếp thuốc thành 5 loại:

Loại A

Các nghiên cứu có kiểm soát cho thấy không có nguy cơ đối với bào thai.

Các nghiên cứu có kiểm soát với số l−ợng đủ lớn trên phụ nữ có thai chứng minh là không làm tăng nguy cơ thai bất th−ờng khi dùng cho ng−ời mẹ mang thai tại bất cứ thời điểm nào của thai kỳ.

Loại B

Không có bằng chứng về nguy cơ đối với bào thai ng−ời. Thuốc có nguy

cơ gây tác hại cho bào thai trên động vật nh−ng các nghiên cứu có kiểm soát và đủ lớn không chứng minh đ−ợc nguy cơ khi dùng trên ng−ời; hoặc thuốc không có nguy cơ trên động vật nh−ng ch−a đủ nghiên cứu tin cậy để chứng minh an toàn cho ng−ời.

Loại C

Có nguy cơ cho bào thai. Nghiên cứu trên ng−ời ch−a đủ nh−ng nghiên

cứu trên động vật chứng minh có nguy cơ gây tổn hại hoặc khuyết tật cho bào thai; hoặc ch−a có nghiên cứu trên động vật và nghiên cứu trên ng−ời cũng ch−a đầy đủ.

Loại D

Chắc chắn có nguy cơ cho bào thai. Các dữ liệu nghiên cứu hoặc dữ liệu

sau khi thuốc đã đ−ợc l−u hành trên thị tr−ờng cho thấy thuốc có nguy cơ gây tác hại cho bào thai, tuy nhiên lợi ích điều trị v−ợt trội nguy cơ rủi ro. Thuốc đ−ợc chấp nhận để điều trị trong những tr−ờng hợp bệnh nặng đe doạ tính mạng ng−ời mẹ và không thể tìm đ−ợc thuốc thay thế an toàn hơn.

Loại X

Chống chỉ định cho phụ nữ có thai. Tất cả mọi nghiên cứu trên động

vật, trên ng−ời, các dữ liệu thu thập sau khi thuốc l−u hành trên thị tr−ờng đều khẳng định tác hại cho bào thai của thuốc và lợi ích điều trị không v−ợt trội nguy cơ rủi ro.

Ví dụ: Cùng một nhóm thuốc trị loét dạ dày tá tràng nh−ng các antacid

đ−ợc xếp loại A, cimetidin, famotidin đ−ợc xếp loại B, pantoprazol đ−ợc xếp loại C còn misoprostol đ−ợc xếp loại X.

1.3. Nguyên tắc trong sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai

− Hạn chế tối đa dùng thuốc, nên lựa chọn các ph−ơng pháp điều trị không dùng thuốc.

− Tránh không dùng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ.

− Dùng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả, thời gian ngắn nhất.

− Lựa chọn thuốc đã đ−ợc chứng minh là an toàn, tránh dùng những thuốc ch−a đ−ợc sử dụng rộng rãi cho phụ nữ có thai.

Một phần của tài liệu hóa dược ,dược lý III, đào tạo dược sĩ trung học, chủ biên PGS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền, NXB y học (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)