- Tổn hại x−ơng và răng Rối loạn tiêu hoá
Sử dụng thuốc trong điều trị táo bón và tiêu chảy
1.2.3. Thuốc điều trị táo bón
Bảng 12.1. Một số thuốc điều trị táo bón Nhóm thuốc Hoạt chất Đ−ờng dùng Thời gian bắt đầu tác dụng Liều dùng
Thuốc làm tăng khối l−ợng phân Methylcellulose Cám U U 12 - 72 giờ 4 - 6g/ngày Thuốc nhuận tràng
thẩm thấu Lactulose Glycerin Sorbitol Muối magnesi Muối phosphat U, TTT TTT, ĐTT U U U, TTT 15 - 30 phút 30 phút - 6 giờ 15 - 30ml 30 - 50g/ngày - - Thuốc kích thích Bisacodyl U ĐTT 6 - 12 giờ 15 phút - 2 giờ 10mg
Thuốc làm mềm phân Docusat U, TTT 12 - 72 giờ 50-300mg/ngày Thuốc bôi trơn Dầu parafin U, TTT 6 - 8 giờ 15 - 30ml Ghi chú: U: uống TTT: thụt trực tràng ĐTT: đặt trực tràng
•Các thuốc làm tăng khối l−ợng phân
Là các dẫn chất cellulose và polysaccharid không tiêu hoá đ−ợc và không hấp thu. Chúng hút n−ớc, tr−ơng nở, làm tăng khối l−ợng phân, nhờ đó kích thích nhu động ruột và làm giảm thời gian l−u chuyển các chất trong ống tiêu hoá. Tác dụng xuất hiện sau khi uống 12 - 24 giờ, có tác dụng tối đa sau 2 - 3 ngày. Mỗi liều thuốc cần uống cùng khoảng 500 ml n−ớc để cho thuốc tr−ơng nở hết, tránh gây tắc ruột, thực quản.
Thuốc khá an toàn, ít tác dụng phụ. Là thuốc lựa chọn hàng đầu trong tr−ờng hợp táo bón đơn thuần. Thuốc dùng đ−ợc cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú vì không hấp thu. Không dùng thuốc làm tăng khối l−ợng phân cho bệnh nhân bị hẹp, loét, dính ruột; mất tr−ơng lực đại tràng.
• Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Gồm hai nhóm : + Glycerin, lactulose, sorbitol…
+ Các muối vô cơ (magnesi sulfat, natri sulfat…)
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu làm tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột, giữ n−ớc trong lòng ruột, nhờ vậy làm mềm phân. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng kích thích nhu động ruột.
Glycerin có tác dụng sau 15 - 30 phút, lactulose cần 24 - 48 giờ, các muối magnesi và natri tác dụng sau 15 phút - 6 giờ (thuốc thụt trực tràng chứa muối phosphat có tác dụng sau 2 - 15 phút). Bệnh nhân cần uống nhiều n−ớc khi dùng các thuốc nhóm này.
Không nên dùng kéo dài các thuốc nhuận tràng muối vì có thể gây rối loạn dịch và điện giải. Không dùng muối magnesi cho bệnh nhân có bệnh tim, thận vì thuốc có thể hấp thu gây buồn ngủ, lú lẫn. Liều cao có thể gây tăng huyết áp.
• Thuốc nhuận tràng kích thích
Gồm các dẫn chất anthraquinon (casanthrol, danthron, senna...) và diphenylmethan (bisacodyl...).
Thuốc kích thích vào các đầu dây thần kinh ở thành ruột làm tăng nhu động ruột, đồng thời giữ n−ớc ở đại tràng. Thuốc có tác dụng sau 6 - 12 giờ nên thích hợp để dùng tr−ớc khi đi ngủ và tạo cảm giác cần đi ngoài vào sáng hôm sau.
Không nên dùng các thuốc này kéo dài vì có thể gây rối loạn n−ớc, điện giải và mất tr−ơng lực chức năng đại tràng.
• Thuốc làm mềm phân và thuốc làm trơn
Các thuốc này có tác dụng làm giảm độ cứng của khối phân, làm cho phân dễ l−u chuyển trong ruột.
Thuốc tác dụng tốt trong tr−ờng hợp đi ngoài đau, ví dụ nh− với bệnh nhân bị trĩ hay nứt hậu môn. Thuốc đ−ợc khuyên dùng cho những bệnh nhân cần tránh gắng sức rặn khi đi ngoài (hồi phục sau đột quị, nhồi máu cơ tim, phẫu thuật trực tràng...); phù hợp với táo bón ở ng−ời cao tuổi.
− Thuốc làm mềm phân: Gồm các muối calci, kali, natri của dioctyl sulfosuccinat (Docusat). Chúng có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt, n−ớc dễ thấm vào phân, làm mềm phân, dễ đi ngoài. Thuốc có tác dụng sau 1 - 3 ngày khi dùng đ−ờng uống, sau 2 - 15 phút nếu dùng đ−ờng trực tràng. Thuốc chủ yếu đ−ợc dùng để đề phòng táo bón.
− Thuốc làm trơn lòng ruột: Hay đ−ợc dùng là dầu parafin lỏng. Thuốc làm giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu A, D, E, K nên hiện ít đ−ợc dùng. Dầu parafin có thể hấp thu gây ra những u parafin ở màng treo của ruột. Thuốc có thể hít vào phổi gây viêm phổi nên cần tránh dùng cho trẻ em d−ới 6 tuổi, ng−ời cao tuổi, ốm yếu và không đ−ợc dùng thuốc ngay tr−ớc khi đi nằm ngủ. Thuốc có thể rỉ ra qua hậu môn gây viêm, ngứa hậu môn.
2. Tiêu chảy
2.1. Vài nét về bệnh
Tiêu chảy là hiện t−ợng đi ngoài nhiều lần (≥ 3 lần) trong ngày, sự tống phân nhanh và phân nhiều n−ớc. Có thể kèm theo sốt, đau bụng và buồn nôn.
Trên thế giới hàng năm có tới 5 triệu ng−ời tử vong vì mất n−ớc do tiêu chảy, đặc biệt hay gặp ở trẻ d−ới 5 tuổi. Ng−ời cao tuổi và ốm yếu cũng dễ bị tiêu chảy.
Tiêu chảy có thể là hậu quả của sự ứ trệ dịch trong lòng ruột hoặc rối loạn nhu động ruột. Bệnh nhân có thể bị tiêu chảy đơn thuần, tự khỏi (cấp tính) hoặc tiêu chảy mãn tính, thứ phát do một bệnh nào đó (viêm ruột, đái tháo đ−ờng...). Nhiễm khuẩn đ−ờng tiêu hoá (do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đ−ờng ruột) là nguyên nhân gây tiêu chảy hay gặp nhất. Một số thuốc nh− methotrexat, thuốc chống viêm không steroid, các kháng sinh phổ rộng (ampicilin, erythromycin, lincomycin...) cũng có thể gây tiêu chảy.
Tiêu chảy kéo dài có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Mất n−ớc và giảm Na+ do mất dịch khá phổ biến, giảm K+ có thể dẫn tới loạn nhịp tim và tắc liệt ruột. Mất bicarbonat qua phân cùng sự giảm bài tiết acid qua thận có thể gây toan chuyển hoá.
2.2. Điều trị
2.2.1. Nguyên tắc điều trị
− Mục đích điều trị là làm tăng quá trình hấp thu các dịch trong lòng ruột, đồng thời làm giảm nhu động ruột.
− Việc điều trị bao giờ cũng gồm 2 phần: Bù n−ớc và điện giải; điều trị triệu chứng. Với các tr−ờng hợp tiêu chảy cấp tính, không cần thiết phải dùng thuốc điều trị, chỉ cần bù n−ớc và điện giải là đủ. Chỉ nên dùng thuốc trong tr−ờng hợp tiêu chảy mãn tính, là triệu chứng của những bệnh nghiêm trọng nh− viêm loét đại tràng, bệnh Crohn... Tr−ờng hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn phải điều trị bằng kháng sinh, thuốc diệt ký sinh trùng...