Creatinkinase (CK hoặc creatin phosphokinase CPK)

Một phần của tài liệu hóa dược ,dược lý III, đào tạo dược sĩ trung học, chủ biên PGS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền, NXB y học (Trang 74)

X (đơn vị cũ) x hệ số chuyển đổi =Y (đơn vị SI)

2.5.1.Creatinkinase (CK hoặc creatin phosphokinase CPK)

2. Một số xét nghiệm sinh hoá MáU

2.5.1.Creatinkinase (CK hoặc creatin phosphokinase CPK)

Đặc điểm

Creatinkinase xúc tác chuyển phosphocreatin thành creatin, giải phóng phosphat giàu năng l−ợng chủ yếu cho cơ tim và cơ x−ơng. CK là một dime gồm 2 tiểu đơn vị là M (Muscle) và B (Brain). Nh− vậy sẽ có 3 loại CK: CK - BB, CK - MM và CK - BM. Ba isozym này có đặc tính phân bố khác nhau:

− Mô não có khoảng 90% BB và 10% MM.

− Mô cơ tim có 40% MB và 60% MM.

− Mô cơ x−ơng gần nh− 100% MM.

− Huyết thanh bình th−ờng có 100% là MM nh− ở cơ x−ơng.

Các tr−ờng hợp lâm sàng gây tăng CK trong huyết thanh th−ờng là từ cơ x−ơng hoặc cơ tim. Còn loại BB ở não không bao giờ thấy xuất hiện trong huyết thanh, kể cả khi bị tai biến mạch máu não, vì enzym này không đi qua đ−ợc hàng rào máu - não.

ý nghĩa

− Trị số bình th−ờng: 0 - 130 U/l, SI = 0 - 2,16 àkat/l.

− Tăng:

+ Tổn th−ơng cơ x−ơng: Mọi tổn th−ơng ở mô cơ x−ơng đều gây tăng CK huyết thanh. Phân huỷ cơ x−ơng cấp do chấn th−ơng, do hôn mê kéo dài, các tr−ờng hợp tổn th−ơng cơ x−ơng khác nh− loạn d−ỡng cơ, viêm nhiều cơ hoặc thiểu năng tuyến giáp đều có thể gây tăng CK đáng kể. Tiêm bắp cũng có thể làm tăng CK huyết thanh từ 2 - 6 lần và trở về bình th−ờng sau 48 giờ kể từ khi ngừng tiêm. Nhiều thuốc

dùng ở liều điều trị hoặc quá liều có thể gây ra tổn th−ơng cơ x−ơng, làm tăng CK: Chế phẩm có thuốc phiện, cocain, amphetamin, theophylin, kháng histamin, các fibrat, barbiturat, một số kháng sinh, chloroquin, corticoid, vincristin. Đặc biệt l−u ý với các thuốc nhóm statin, nhất là khi kết hợp với một số thuốc khác nh− fibrat, niacin, cyclosporin, erythromycin vì có thể gây ra tiêu cơ nặng, thậm chí dẫn đến tử vong.

+ Tổn th−ơng cơ tim: CK là enzym tăng sớm nhất trong nhồi máu cơ tim. Sau khi bị cơn khoảng 4 giờ, CK trong huyết thanh bắt đầu tăng và đạt đỉnh cao ở khoảng 24 giờ rồi trở về bình th−ờng sau ngày thứ hai đến ngày thứ t−. Vì l−ợng cơ tim nhỏ hơn nhiều so với l−ợng cơ x−ơng nên trong nhồi máu cơ tim, hoạt độ CK th−ờng chỉ tăng nhẹ. Để chẩn đoán phân biệt chính xác, cần dựa vào xét nghiệm isozym, phần CK - MB cao trên 6% hoạt độ CK toàn phần đ−ợc coi là một dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.

Một phần của tài liệu hóa dược ,dược lý III, đào tạo dược sĩ trung học, chủ biên PGS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền, NXB y học (Trang 74)