Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Ireland – khủng hoảng thực sự bắt nguồn từ nợ công (Trang 84)

- Những bất ổn trong nền kinh tế luôn ảnh hưởng tới hoạt động của HTNH vì vậy Chính phủ cần sớm khắc phục những yếu kém đó. Trước mắt

Chính phủ cần thực hiện các giải pháp hiệu quả nhằm kích thích nền kinh tế tăng trưởng, giúp các DN vượt qua khó khăn như giải pháp phá băng BĐS, thúc đẩy thị trường chứng khoán vượt qua giai đoạn ảm đạm, ngăn chặn lạm phát quay trở lại, theo dõi thường xuyên diễn biến thị trường nhằm đề ra giải pháp phù hợp... Bên cạnh đó, Chính phủ cần nâng cao hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế nhất là đầu tư công, tránh lãng phí, tham nhũng từ đó kinh tế mới tăng trưởng đi kèm chất lượng.

- Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế đặc biệt là tái cơ cấu các DN Nhà nước. Đây là giải pháp cần nhanh chóng thực hiện nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần phải có bước đi phù hợp, tránh nóng vội, chủ quan, duy ý chí và có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ ngành, cơ quan.

- Hoàn thiện, chấn chỉnh cơ chế quản lý nền kinh tế, thể chế pháp luật. Về cơ chế quản lý nền kinh tế, hạn chế sự can thiệp bằng các công cụ trực tiếp nhất là đối với hoạt động của hệ thống các TCTD và từng bước để cho nền kinh tế hoạt động theo nguyên tắc thị trường, Chính phủ chỉ can thiệp khi cần thiết và nắm các ngành thực sự không thể tư nhân hóa.

Hoàn thiện thể chế pháp luật, xây dựng các khung pháp lý chặt chẽ, nhằm hạn chế những sai phạm như tham nhũng, hành vi lách luật,... gây rối loạn nền kinh tế. Trong đó, Luật Đất đai, Luật các TCTD cần gấp rút sửa đổi, hoàn thiện nhằm hạn chế tình trạng bong bóng BĐS, những sai phạm trong hoạt động của HTNH như sở hữu chéo, lợi ích nhóm,... Bên cạnh đó, cần có những chế tài xử phạt nghiêm khắc những hành vi vi phạm.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, KH liên tiếp xảy ra tại các quốc gia châu Âu, trong đó, Ireland là một trong những nước chịu hậu quả nặng nề nhất. Từ một phép lạ của kinh tế châu Âu với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ngoạn mục, sau khi KH xảy ra, kinh tế Ireland đã sa sút nghiêm trọng và phải nhờ sự cứu trợ của EU/IMF để thoát khỏi nguy cơ phá sản.

Nhận thấy sự tương đồng về tình hình kinh tế Ireland trước và trong KH với Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã thống nhất chọn đề tài “Ireland – Khủng hoảng thực sự bắt nguồn từ nợ công?” nhằm tìm ra nguyên nhân thực sự gây ra KH tại Ireland và từ đó đánh giá khả năng xảy ra KH tại Việt Nam cũng như khuyến nghị giải pháp Việt Nam có thể áp dụng. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã thu được một số kết quả sau:

- Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận tổng quan về KH nói chung và KH HTNH nói riêng từ các quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế thế giới, từ đó chọn ra dấu hiệu nhận biết, chỉ tiêu đánh giá phù hợp nhất để áp dụng vào Việt Nam.

- Thứ hai, từ những phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế của Ireland trước và sau khi KH xảy ra, nhóm nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến cuộc KH của Ireland là KH HTNH chứ không phải sự yếu kém trong quản lý chi tiêu công của Chính phủ như Hy Lạp, quốc gia đầu tiên nhận gói cứu trợ của EU/IMF.

- Thứ ba, đề tài đã đánh giá được khả năng xảy ra KH tại Việt Nam trong thời điểm hiện nay dựa trên các dấu hiệu nhận biết, chỉ tiêu phản ánh KH HTNH xảy ra thu được sau khi nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhóm cũng đánh giá những giải pháp Chính phủ và các NH đang thực hiện để giải quyết những yếu kém trong hoạt động HTNH Việt Nam, từ đó đưa ra những khuyến nghị phù hợp.

Mặc dù nhóm nghiên cứu đã cố gắng hoàn thiện đề tài nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Hy vọng công trình nghiên cứu này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu sâu rộng sau này về KH HTNH nói chung và KH HTNH Ireland nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Asli Demirguc-Kunt và Enrica Detragiache (1998), Tự do hóa tài chính và tính dễ đổ vỡ của hệ thống (Kim Chi biên dịch), Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright niên khóa 2011-2013, 5 trang.

2.Báo cáo số 104/BC-NHNN của Ngân hàng Nhà nước giải trình chất vấn tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Nguyễn Thị Kim Thanh và CTV, Đánh giá, dự báo và các biện pháp phòng ngừa khủng hoảng tiền tệ và hệ thống ngân hàng, Diễn đàn kinh tế và tài chính lần thứ 7, ngày 26 và 27/2/2008.

4.Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”.

5.Quyết định số 734/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về phê duyệt Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015.

Tài liệu tiếng Anh

6. Mathew W.Seeger, Timothy L.Sellnow, Robert R.Ulmer (2003),

Communication and Organizational Crisis , Praeger.

7. Venette, S.J (2003), Risk Communcation in a high reliability organization, North Dakota State University.

8. Graciela L.Kaminsky and Carmen M.Reinhart (1999), The Twin Crises: The causes of banking and balance-of-payments problems,

International Finance Discussion papers 544, Board of Governors of the Federal Reserve System (U.S), page 479-480.

9. Federico Mayor Zaragoza (2010), Countries engaged in socio- political crises (indicator no.2), Alert 2010, page 51.

Website

10. www.cafef.vn

12. www.sbv.gov.vn 13. www.vietfin.net 14. www.cafeland.vn 15. www.tapchitaichinh.vn 16. www.vef.vn 17. www.vietstock.vn 18. www.wikipedia.org 19. www.bis.org 20. www.esri.ie 21. www.epp.eurostat.ec.europa.eu/portal/page/portal/statistics/themes 22. www.tradingeconomics.com 23. www.indexmundi.com 24. www.cso.ie 25. www.data.worldbank.org 26. www.airo.ie 27. www.finance.gov.ie 28. www.ntma.ie 29. www.globalpropertyguide.com 30. www.irishspatialstrategy.ie

Một phần của tài liệu Ireland – khủng hoảng thực sự bắt nguồn từ nợ công (Trang 84)