- Thất nghiệp gia tăng:
Kể từ năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp của Ireland bắt đầu gia tăng đột biến từ mức 4,7% năm 2007 lên 6,4%. Năm 2012 lên tới 14,8%. Ireland trở thành một trong số các quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất châu Âu (mức trung bình của EA-17 là 11,4%). Số người thất nghiệp lên mức đỉnh điểm vào tháng 7/2011, khoảng 336.000 người. Do đó hàng loạt các cuộc bãi công, biểu tình và hành động công nghiệp (industrial action) đã nổ ra khắp Ireland.
Đơn vị: %
QUỐC GIA/NĂM 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
EA (17 nước) 9,2 8,5 7,6 7,6 9,6 10,1 10,2 11,4
Ireland 4,4 4,5 4,7 6,4 12,0 13,9 14,7 14,8
Nguồn: eurostat
Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng khiến nhiều công nhân nhập cư ra đi. Theo CSO, ước tính có 34.500 người đã dời đất nước từ năm 2009 – 2010.
- Làn sóng biểu tình phản đối chính sách của Chính phủ:
Khi KH xảy ra, những giải pháp nhằm vực dậy HTNH cũng như cứu vớt nền kinh tế thoát khỏi “vũng bùn suy thoái” đã khiến Chính phủ Ireland chịu không ít chỉ trích từ dân chúng và phe đối lập, đặc biệt là giải pháp tái cấp vốn các NH. Thực tế đã chứng minh các gói cứu trợ Chính phủ Ireland dành cho các NH chẳng khác gì “ném tiền thuế của người dân vào cái hố không đáy” khiến nhiều cuộc biểu tình nổ ra. Chính phủ Ireland cũng bị chỉ trích về sự quản lý HTNH vô cùng lỏng lẻo dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ Ireland đã cố tình che dấu cho các sai phạm của các NH nhằm bảo vệ các nhà tài phiệt đứng đằng sau HTNH.
Sau khi chấp nhận gói cứu trợ từ EU/IMF để tránh nguy cơ vỡ nợ, lập tức các đảng đối lập tuyên bố phản đối và yêu cầu một cuộc bầu cử sớm. Tại Dublin, báo chí và nhiều người biểu tình trước tòa nhà Chính phủ lên án quyết định cầu cứu nước ngoài và cho đây là một “thái độ đầu hàng, một quyết định nhục nhã”. Như vậy, KH kinh tế đã trở thành bóng ma chính trị với Chính phủ của Thủ tướng Brian Cowen. Sau ba thập kỷ cầm quyền gần như liên tục, Fianna Fail đã gắn liền với sự hưng thịnh của Ireland nhưng khi KH xảy ra, cử tri Ireland lại chờ đợi từng ngày cho đến cuộc bầu cử để được "đưa tiễn" đảng này rời khỏi sân khấu chính trị. Cuối cùng, như một điều tất yếu, Đảng Fianna Fail đã thất bại trong cuộc bầu cử trước thời hạn vào tháng 2/2011.
Nhiều cuộc bãi công, biểu tình của người dân cũng nổ ra nhằm phản đối kế hoạch thắt lưng buộc bụng của Chính phủ. Ngày 16/11/2011, hàng ngàn học sinh, phụ huynh và gia đình của họ từ khắp nơi trên đất nước đã xuống Dublin và tuần hành tới tòa nhà Chính phủ trong bối cảnh lo ngại về quyết định tăng học phí. Và còn rất nhiều các cuộc biểu tình khác đã diễn ra tại
nhiều thành phố lớn của Ireland làm tê liệt hệ thống giao thông, đẩy đất nước Ireland lún sâu vào KH chính trị - xã hội.
Như vậy, KH HTNH đã đẩy Ireland vào KH kinh tế - chính trị - xã hội và phải rất lâu nữa mới thoát khỏi vũng bùn lầy này.