KH HTNH cùng sự sụp đổ của bong bóng BĐS đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Ireland. Tháng 9/2008, Ireland trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực Eurozone rơi vào suy thoái, chấm dứt thời kỳ Celtic Tiger.
Bảng 2.8: Tốc độ thay đổi một số chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2007 – 2015.
Đơn vị: % Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (dự) 2013 (dự) 2014 (dự) 2015 (dự) Chi tiêu cá nhân 6,4 0,0 -5,4 1,0 -2,4 -1,7 0,0 1,0 1,2 Chi tiêu công 6,6 0,6 -4,4 -6,5 -4,3 -2,2 -2,2 -2,3 -2,1 Đầu tư 2,2 -10,1 -27,5 -22,6 -12,8 -2,5 1,5 3,8 4,5 GDP 5,4 -2,1 -5,5 -0,8 1,4 0,7 2,2 3,0 3,0 GNP 4,1 -1,8 -8,1 0,9 -2,5 -0,2 1,4 2,3 2,3
Nguồn: CSO, Bộ Tài chính Ireland
Năm 2008, lần đầu tiên kinh tế Ireland tăng trưởng âm kể từ năm 1983 khi tốc độ tăng GDP chỉ là -2,1%. GDP năm 2009 so với năm 2008 thậm chí còn giảm tới 5,5%. Từ năm 2011, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 1%. GDP năm 2011 chỉ là 158,9 tỷ euro, thấp hơn rất nhiều so với năm 2007 (188,7 tỷ euro), do đó GDP bình quân của Ireland cũng giảm đáng kể từ 43.200 euro/người năm 2007 xuống chỉ còn 35.400 năm 2011. Rất nhiều DN đã phải đóng cửa, đặc biệt là các DN BĐS khi đầu tư và chi tiêu cá nhân thắt chặt. Cùng với GDP, GNP đã suy giảm đáng kể, đặc biệt năm 2009, giảm tới 8,1% so với năm 2008.
Để cắt giảm thâm hụt NSNN xuống 3% GDP, Chính phủ Ireland đã thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng (chi tiêu Chính phủ luôn được thắt chặt kể từ năm 2009 đến nay) trong khi nền kinh tế đang cần các biện pháp kích thích tăng trưởng. Điều này đẩy Ireland vào cái vòng luẩn quẩn: để giảm thâm hụt NSNN phải thắt chặt chi tiêu – thắt chặt chi tiêu khiến kinh tế đi xuống – nền kinh tế đi xuống thì thu NSNN giảm do đó cán cân NSNN không được cải thiện.
Trong một báo cáo của IMF tháng 6/2012, Luc Laeven và Fabián Valencia đã đánh giá Ireland là nước duy nhất đang nằm trong số 10 quốc gia trải qua cuộc KH HTNH đắt đỏ nhất kể từ những năm 1970, khi so sánh về chi phí tài chính, tăng nợ công và thiệt hại sản lượng nền kinh tế. Nhà nước đã bơm khoảng 62 tỷ euro vào hệ thống tài chính kể từ khi cuộc KH bắt đầu năm 2008. Chi phí tài chính (bao gồm tái cấp vốn và mua tài sản NH) lên đến 41% GDP. Kể từ tháng 12/2009, NAMA đã mua lại các khoản vay có giá trị sổ sách là 74 tỷ euro từ các tổ chức tài chính trong nước với chi phí tương đương 20,3% GDP. Thống đốc NH trung ương Ireland là Patrick Honohan cũng khẳng định cuộc KH HTNH tại Ireland là cuộc KH HTNH đắt giá nhất trong lịch sử thế giới.
Như vậy, KH HTNH nổ ra đã kéo theo KH kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử Ireland kề từ những năm 1980. Từ một quốc gia được coi là tấm gương sáng cho các quốc gia khác học tập về kinh nghiệm phát triển, Ireland giờ đây đang phải gồng mình khắc phục những hậu quả do KH để lại.