Tác động của khủng hoảng hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Ireland – khủng hoảng thực sự bắt nguồn từ nợ công (Trang 26)

HTNH là trung gian tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế, vì vậy KH HTNH sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các DN và cả thị trường tài chính, từ đó kéo theo một loạt các vấn đề tiêu cực khác.

Khi KH HTNH đồng nghĩa với: (1) các NH mất khả năng thanh toán;

(2) không có tiền trả các khoản nợ, các NH buộc phải thắt chặt tín dụng. từ đó KH HTNH tác động tới kinh tế - xã hội theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Tác động của khủng hoảng hệ thống ngân hàng.

Nguồn: Nhóm nghiên cứu

1.2.5.1. Khủng hoảng kinh tếa) Khủng hoảng nợ a) Khủng hoảng nợ

Khi KH HTNH xảy ra, nhằm cứu HTNH khỏi nguy cơ sụp đổ, từ đó dẫn đến một loạt các tác động tiêu cực khác cho nền kinh tế, Chính phủ (CP) buộc phải cấp vốn và/hoặc cấp tín dụng (như bảo lãnh các khoản nợ) cho các NH (1a), do đó NSNN sẽ bị thâm hụt. Nếu quy mô thâm hụt quá lớn, Chính phủ sẽ phải vay nợ trong nước và/hoặc nước ngoài và khi quy mô nợ lớn đến mức Chính phủ không có khả năng hoàn trả thì KH nợ xảy ra là một điều tất yếu.

Carmen M. ReinhartKenneth S. Rogoff (2008) đã sử dụng mẫu bao gồm 66 quốc gia để tính toán tỷ lệ các quốc gia xảy ra KH nợ và KH HTNH trong giai đoạn 1990 – 2008 và biểu diễn trên biểu đồ sau:

Nguồn: Carmen M. Reinhart và Kenneth S. Rogoff (2008)

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ các quốc gia xảy ra KH nợ và KH HTNH giai đoạn 1990 – 2008.

Quan sát biểu đồ trên, ta thấy tỷ lệ các quốc gia xảy ra KH nợ tăng lên đột biến ngay sau giai đoạn KH HTNH bùng nổ tại nhiều quốc gia. Dù không

thể khẳng định KH nợ thường xảy ra sau KH HTNH nhưng có thể khẳng định xác suất xảy ra KH nợ tăng lên đối với quốc gia đang lâm vào KH HTNH.

b) Khủng hoảng nền kinh tế thực

Tổng cầu của nền kinh tế: AD = Y = C + I + G + NX; Tổng cung của nền kinh tế: AS.

Chúng ta sẽ phân tích tác động của KH HTNH tới các biến số trong mô hình từ đó rút ra ảnh hưởng của KH HTNH tới tăng trưởng kinh tế.

- Khi KH HTNH xảy ra, các NH mất khả năng thanh toán đồng loạt nên những người không rút được tiền ra khỏi hệ thống sẽ bị thiệt hại nặng nề (1b), do đó họ sẽ thắt chặt chi tiêu (C) để bù đắp những khoản tiền gửi đã mất.

- Mất khả năng thanh toán, nguy cơ phá sản gần kề sẽ khiến NH thắt chặt tín dụng, do đó hàng loạt DN thiếu đi nguồn vốn quan trọng để phục vụ sản xuất kinh doanh (2a). Không thể huy động vốn từ nguồn tín dụng NH, các DN sẽ tìm đến các kênh cung cấp vốn quan trọng khác như thị trường chứng khoán (TTCK), tuy nhiên điều này là không khả thi bởi TTCK cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do KH HTNH gây ra. Ảnh hưởng của KH HTNH tới TTCK có thể theo các chiều hướng như sau: Thứ nhất, các NH mất khả năng thanh toán sẽ khiến các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu của các NH vì vậy, giá cổ phiếu sẽ giảm. Giá trị vốn hóa thị trường của các NH thường chiếm một tỷ trọng lớn trong TTCK vì vậy chỉ số chứng khoán chắc chắn cũng bị suy giảm (1c). Mặt khác, chính sách thắt chặt tín dụng mà các NH thực hiện trong bối cảnh KH lan rộng sẽ là tín hiệu khiến cho các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong tương lai, về cổ phiếu của các DN họ đang nắm giữ, do đó họ sẽ rút vốn rút ra khỏi TTCK khiến TTCK trở nên “ảm đạm” (2b).

- Chi tiêu dùng cá nhân giảm cộng thêm thị trường BĐS đóng băng do nguồn vốn NH thắt chặt (2c) sẽ khiến các DN sản xuất hàng hóa, xây dựng, thương mại không thể tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình. Không huy động được vốn cũng không tiêu thụ được sản phẩm, tất yếu nhiều DN sẽ phải thu hẹp sản xuất, giải thể hoặc thậm chí phá sản, do đó tổng cung (AS) trong nền kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng. Chưa hết, hàng loạt DN phá sản, giải thể sẽ khiến TTCK tụt dốc, do đó các DN càng khó khăn hơn trong việc huy

động vốn từ thị trường này. Khả năng sản xuất suy giảm, TTCK tụt dốc sẽ khiến nguồn vốn đầu tư từ trong nước cũng như nước ngoài (I) thu hẹp.

- Ảnh hưởng của KH HTNH tới nền kinh tế cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân thâm hụt NSNN sau hàng loạt các gói cứu trợ được tung ra nhằm giải cứu HTNH. Để cắt giảm thâm hụt NSNN, Chính phủ chắc chắn sẽ thực hiện giải pháp “thắt lưng buộc bụng” khiến chi tiêu công (G), đầu tư công (IG) bị cắt giảm trong khi thuế (T) lại tăng lên. Thuế tăng kéo theo chi tiêu dùng của cá nhân tiếp tục suy giảm.

Như vậy, KH HTNH xảy ra đã tác động tiêu cực đến các chỉ tiêu kinh tế trong hàm tổng cầu bao gồm chi tiêu cá nhân (C), chi tiêu công (G), đầu tư tư nhân và đầu tư công (I) vì vậy, tổng cầu (AD) sụt giảm, cộng thêm tổng cung (AS) cũng bị thu hẹp sẽ khiến tốc độ tăng trưởng suy giảm nghiêm trọng dẫn đến KH kinh tế.

1.2.5.2. Khủng hoảng chính trị - xã hội

KH chính trị - xã hội xảy ra do Chính phủ thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng để bù đắp thâm hụt NSNN sau một loạt các biện pháp giải cứu HTNH khỏi nguy cơ sụp đổ hàng loạt. Do đó, chi tiêu công sẽ bị cắt giảm, thuế tăng lên làm giảm phúc lợi xã hội của người dân, cộng thêm tình trạng thất nghiệp tràn lan do KH kinh tế sẽ kéo theo làn sóng bãi công, biểu tình phản đối Chính phủ. Vì vậy KH chính trị - xã hội tất yếu sẽ xảy ra, từ đó quốc gia xảy ra KH HTNH sẽ bị cuốn vào vòng xoáy KH kinh tế - chính trị - xã hội và rất khó khôi phục nền kinh tế như giai đoạn trước KH.

Theo thống kê của Luc Laeven và Fabián Valencia, từ năm 1970 đến năm 2011 đã có 147 cuộc KH HTNH như KH tài chính toàn cầu năm 2007. Báo cáo cho thấy các cuộc KH HTNH xảy ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến HTNH, thu hẹp sản lượng đầu ra của khu vực sản xuất, tạo sức ép nặng nề về mặt chính trị. Ngoài ra, chi phí ngân sách dành để giải quyết những cuộc KH và trợ giúp để phục hồi hoạt động NH liên quan đến các cuộc KH là rất cao, mức trung bình khoảng 13,3% GDP và có nước lên tới 55,1% GDP. Điều đó khẳng định ảnh hưởng của KH HTNH tới kinh tế - xã hội là rất nghiêm trọng.

Như vậy, nhóm nghiên cứu đã trình bày xong tổng quan chung về KH HTNH. Vậy KH tại Ireland xuất phát từ đâu? Hậu quả do KH gây ra như thế nào? Nhóm sẽ làm rõ những nội dung này trong chương 2.

CHƯƠNG 2: KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI IRELAND

Một phần của tài liệu Ireland – khủng hoảng thực sự bắt nguồn từ nợ công (Trang 26)