Nguyên nhân bên ngoài hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Ireland – khủng hoảng thực sự bắt nguồn từ nợ công (Trang 25)

- Sự giám sát lỏng lẻo HTNH và những chính sách kinh tế sai lầm của Chính phủ.

Sự giám sát lỏng lẻo của các cơ quan quản lý luôn tạo điều kiện cho các NH cấp tín dụng ồ ạt cho nhiều dự án rủi ro, từ đó khả năng xảy ra KH tăng lên. Bên cạnh đó, những chính sách quản lý kinh tế của Chính phủ cũng ảnh hưởng tới hoạt động của HTNH như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa,... vì vậy, nếu những chính sách này là sai lầm thì KH sẽ xảy ra.

Hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý giám sát của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập sẽ khiến hoạt động của HTNH không hiệu quả và làm tăng rủi ro cho hệ thống.

- Sự bất ổn kinh tế vĩ mô.

Sự bất ổn kinh tế vĩ mô luôn ảnh hưởng tới hoạt động của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế. Đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởng chính là các DN. Chẳng hạn trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, cầu giảm sẽ khiến các DN không tiêu thụ hàng hóa, tồn kho nhiều dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm sút, thậm chí có thể phải giải thể và phá sản. DN là đối tượng cho vay chính của NH nên sự kém hiệu quả trong hoạt động của các DN sẽ ảnh hưởng tới khả năng thu hồi vốn của các NH, do đó khả năng mất vốn tăng lên trong khi các khoản nợ vẫn phải thanh toán. Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô bất ổn như lạm phát cao có thể gây ra làn sóng rút tiền gửi của người dân ra khỏi hệ thống để đầu tư vào các kênh khác có khả năng sinh lợi cao hơn cũng khiến nguy cơ xảy ra KH tăng lên. Ngoài ra hiện tượng vỡ bong bóng BĐS cùng sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của thị trường tài chính cũng ảnh hưởng tới HTNH.

- Các cú sốc đến từ nước ngoài.

Trong bối cảnh hội kinh tế và tự do hóa tài chính như hiện nay, những cú sốc từ bên ngoài như thay đổi tỷ giá, lãi suất,... hoặc thậm chí là chính sách của một quốc gia thay đổi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến HTNH của các nước khác. Chính vì vậy, cuộc KH tài chính năm 2007 tuy xuất phát từ Mỹ nhưng đã lan ra toàn cầu và kéo theo một loạt các NH bị phá sản.

Một phần của tài liệu Ireland – khủng hoảng thực sự bắt nguồn từ nợ công (Trang 25)