Nhiều năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Ireland hoạt động rất kém hiệu quả, chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp lạc hậu, do đó GDP bình quân đầu người của Ireland chỉ bằng 60% mức trung bình của châu Âu (năm 1973 là 64,42%). Ngay cả khi đã nhận được hỗ trợ từ các nước châu Âu khác, tỷ lệ thất nghiệp của Ireland thập niên 1980 vẫn ở mức trung bình là 16%. Do đó, Ireland được coi là một trong số quốc gia nghèo nhất châu Âu.
Tình trạng này bắt đầu thay đổi vào giữa những năm 1990 khi nền kinh tế Ireland tăng trưởng nhanh chóng và vượt qua các nước châu Âu khác để trở thành một trong những quốc gia phát triển nhất. Giai đoạn tăng trưởng bùng nổ của Ireland từ năm 1995 đến năm 2007 còn được gọi là Celtic Tiger.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Đơn vị : %
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng GDP của Ireland, EU, Mỹ và Nhật giai đoạn 1996 – 2007.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng GDP của Ireland và một số nước giai đoạn 1996 – 2007. Đơn vị: % QUỐC GIA/NĂM 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 EU (27 nước) 1,8 2,8 2,9 3,0 3,9 2,1 1,3 1,5 2,5 2,1 3,3 3,2 EA (17 nước) 1,5 2,6 2,8 2,9 3,8 2,0 0,9 0,7 2,2 1,7 3,2 3,0 Đức 0,8 1,7 1,9 1,9 3,1 1,5 0,0 -0,4 1,2 0,7 3,7 3,3 Ireland 9,3 11,5 8,8 11,1 10,7 5,3 5,6 3,9 4,4 5,9 5,4 5,4 Hy Lạp 2,4 3,6 3,4 3,4 3,5 4,2 3,4 5,9 4,4 2,3 5,5 3,5
Tây Ban Nha 2,5 3,9 4,5 4,7 5,0 3,7 2,7 3,1 3,3 3,6 4,1 3,5
Pháp 1,1 2,2 3,4 3,3 3,7 1,8 0,9 0,9 2,5 1,8 2,5 2,3 Italia 1,1 1,9 1,4 1,5 3,7 1,9 0,5 0,0 1,7 0,9 2,2 1,7 Bồ Đào Nha 3,7 4,4 5,1 4,1 3,9 2,0 0,8 -0,9 1,6 0,8 1,4 2,4 Mỹ 3,7 4,5 4,4 4,8 4,1 1,1 1,8 2,5 3,5 3,1 2,7 1,9 Nhật Bản 2,6 1,6 -2,0 -0,2 2,3 0,4 0,3 1,7 2,4 1,3 1,7 2,2 Nguồn: Eurostat
Từ năm 1995 đến năm 2000, nền kinh tế Ireland đã mở rộng rất nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa từ năm 1996 đến năm 2000 trung bình đạt 10,3%, trong đó năm 1997 đạt mức 11,5%, cao nhất trong giai đoạn này. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Ireland cao hơn hẳn so EU (27 nước) (trung bình 2,9%), Mỹ (trung bình 4,3%) và Nhật Bản (trung bình 0,9%). Cùng với GDP, tổng sản phẩm quốc dân GNP cũng liên tục tăng lên. So với năm 1995, GNP của Ireland năm 2000 đã tăng 89,54%.
Năm 2001, tốc độ tăng GDP của Ireland có sự sụt giảm mạnh từ 10,7% năm 2000 xuống chỉ còn 5,3%. Năm 2002, tỷ lệ này đã được cải thiện lên 5,6% nhưng năm 2003 lại giảm chỉ còn 3,9% thấp nhất giai đoạn 1995 – 2007. Không chỉ riêng Ireland, các quốc gia khác như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Italia,... đều suy giảm kinh tế trong giai đoạn 2001 – 2003. Sự suy giảm này là tình trạng chung của kinh tế thế giới lúc bấy giờ do tác động của KH tài chính những năm trước đó. Đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Ireland giảm mạnh, nhất là nguồn vốn đầu tư của Mỹ, đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Ireland. Nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại vào cuối năm 2003 khi mức đầu tư trực tiếp của Mỹ tăng trở lại. Tuy nhiên kể từ năm 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ireland đã chậm hơn hẳn so với giai đoạn 1995 – 2000, trung bình từ năm 2004 đến năm 2007 chỉ đạt 5,3% nhưng vẫn ở cao hơn rất nhiều so với các nước châu Âu khác cũng như Mỹ và Nhật Bản. Năm 2007, GDP của Ireland đã đạt 188,7 tỷ euro tăng hơn 230% so với năm 1995.
- GDP bình quân đầu người:
Đơn vị : nghìn euro/người
Biểu đồ 2.2: GDP bình quân đầu người của Ireland, EA-17, Mỹ và Nhật giai đoạn 1995 – 2007.
Bảng 2.2: GDP bình quân đầu người của Ireland và một số nước giai đoạn 1995 – 2007. Đơn vị : nghìn euro/người QUỐC GIA/NĂM 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 EU (27 nước) 14,7 15,4 16,3 17,0 17,8 19,0 19,8 20,5 20,7 21,7 22,5 23,7 25,0 EA (17 nước) 18,0 18,7 19,0 19,7 20,6 21,6 22,4 23,1 23,6 24,4 25,2 26,3 27,6 Đức 23,6 23,4 23,2 23,7 24,4 24,9 25,5 25,9 26,0 26,6 27,0 28,1 29,5 Ireland 14,4 16,1 19,6 21,2 24,2 27,8 30,4 33,3 35,2 36,9 39,2 41,7 43,2
Tây Ban Nha 11,6 12,4 12,8 13,5 14,5 15,6 16,7 17,7 18,6 19,7 21,0 22,4 23,5
Pháp 20,2 20,8 21,0 21,9 22,7 23,7 24,5 25,0 25,6 26,5 27,3 28,4 29,6 Italia 15,2 17,5 18,6 19,2 19,9 21,0 22,0 22,8 23,3 24,0 24,5 25,3 26,2 Bồ Đào Nha 9,0 9,5 10,1 10,8 11,7 12,5 13,1 13,6 13,7 14,2 14,6 15,2 16,0 Anh 15,4 16,7 20,7 22,3 24,0 27,2 27,7 28,6 27,6 29,5 30,7 32,3 33,8 Mỹ 21,3 22,9 26,9 28,4 31,4 38,2 40,3 39,1 33,9 32,5 34,3 35,7 33,9 Nhật 32,5 29,5 30,3 27,7 32,9 40,4 36,5 33,2 29,8 29,3 28,8 27,2 24,9 Nguồn: Eurostat
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã giúp GDP bình quân đầu người của Ireland liên tục tăng và vượt qua mức trung bình của EA – 17 vào năm 1997. Đến năm 2007, GDP bình quân của Ireland là 43.200 euro/người, gấp 3 lần năm 1995, cao hơn hẳn so với GDP bình quân của Anh (33.800 euro), Mỹ (33.900 euro) và Nhật Bản (24.900 euro). Nhân dân Ireland trở thành những người giàu thứ hai châu Âu chỉ sau người dân Lúc-xem-bua. Thu nhập tăng kéo theo chi tiêu dùng tăng và ngày càng trở thành động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
- Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch rõ rệt. Từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đến năm 2002, nông nghiệp chỉ còn đóng góp 5% trong GDP của Ireland, công nghiệp chiếm 46% và dịch vụ là 49%.
- Kinh tế tăng trưởng đã giúp Ireland có vốn đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Kế hoạch phát triển quốc gia được xây dựng và thực hiện giúp cải thiện hệ thống giao thông, dịch vụ vận tải mới; chất lượng giáo dục, y tế ngày càng tăng giúp đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Năm 2003, chỉ số phát triển con người (HDI) của Ireland là 0,946 xếp thứ 8 trên thế giới.
- Xu hướng di dân ròng bị đảo ngược, Ireland trở thành điểm đến của người nhập cư. Do đó, ở Ireland có sự đa dạng về văn hóa, đặc biệt trong các thành phố như Dublin, Cork, Limerick, Galway. Sự nhập cư cũng góp phần tăng lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Ireland. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 93% kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này.
- Tỷ lệ thất nghiệp:
Đơn vị: %
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ thất nghiệp của Ireland, EA – 17, Mỹ và Nhật Bản giai đoạn 1995 – 2007.
Bảng 2.3: Tỷ lệ thất nghiệp của Ireland và một số nước giai đoạn 1995 – 2007.
Đơn vị: %
Quốc gia/ Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
EA – 17 10,7 10,8 10,8 10,3 9,6 8,7 8,1 8,5 9,0 9,3 9,2 8,5 7,6
Đức 8,3 8,9 9,7 9,4 8,6 8,0 7,9 8,7 9,8 10,5 11,3 10,3 8,7
Ireland 12,3 11,7 9,9 7,5 5,6 4,2 3,9 4,5 4,6 4,5 4,4 4,5 4,7
Tây Ban Nha 20,0 19,1 17,8 15,9 13,2 11,7 10,5 11,4 11,4 10,9 9,2 8,5 8,3
Pháp 10,5 11,0 11,1 10,7 10,4 9,0 8,2 8,3 8,9 9,3 9,3 9,2 8,4 Italia 11,2 11,2 11,2 11,3 10,9 10,0 9,0 8,5 8,4 8,0 7,7 6,8 6,1 Bồ Đào Nha 7,2 7,2 6,7 5,6 5,0 4,5 4,6 5,7 7,1 7,5 8,6 8,6 8,9 Anh 8,5 7,9 6,8 6,1 5,9 5,4 5,0 5,1 5,0 4,7 4,8 5,4 5,3 Mỹ 5,6 5,4 4,9 4,5 4,2 4,0 4,8 5,8 6,0 5,5 5,1 4,6 4,6 Nhật 3,1 3,4 3,4 4,1 4,7 4,7 5,0 5,4 5,3 4,7 4,4 4,1 3,9 Nguồn: Eurostat
Mặc dù dân số tăng do nhập cư ngày càng nhiều nhưng tỷ lệ thất nghiệp của Ireland đã có sự suy giảm rõ rệt từ 12,3% năm 1995 xuống chỉ còn 4,7% năm 2007. Từ năm 2001, tỷ lệ thất nghiệp của Ireland đã thấp hơn hẳn so với 17 nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (EA – 17), Mỹ và Nhật Bản. Với tỷ lệ thất nghiệp xoay quanh mức trung bình là 4% trong giai đoạn 2000 – 2007, Ireland trở thành một trong số các quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất châu Âu, phần lớn dân chúng có công ăn việc làm đầy đủ, năng suất lao động không ngừng tăng lên.
- Cán cân NSNN, nợ Chính phủ, nợ quốc gia:
Đơn vị: % GDP
Biểu đồ 2.4: Cán cân NSNN, nợ Chính phủ và nợ quốc gia của Ireland giai đoạn 1995 – 2007.
Nguồn: Eurostat, Bộ Tài chính Ireland
Nền kinh tế tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp thấp khiến nguồn thu từ thuế của Chính phủ liên tục tăng lên từ đó giúp tài chính công được cải thiện. Từ năm 1997 đến năm 2007, Ireland đã duy trì được thặng dư NSNN, trong đó cao nhất là năm 2000, thặng dư NSNN đạt 4,8% GDP.
Thặng dư NSNN được duy trì đã giúp tỷ lệ nợ chính phủ/GDP giảm hẳn từ 80,1% năm 1995 xuống chỉ còn 25,1% năm 2007. Tỷ lệ nợ quốc gia/GDP cũng có giảm liên tục từ 71,3% năm 1995 xuống 19,9% năm 2007. Điều đó cho thấy khả năng tự chủ tài chính của Ireland đã tăng lên rõ rệt.