NHNN là cơ quan trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của hệ thống TCTD, do đó hiệu quả hoạt động của HTNH phụ thuộc rất lớn vào các chính sách của NHNN. Trong thời gian tới NHNN cần:
- Yêu cầu các NH công khai, minh bạch hóa thông tin, nhất là thông tin về nợ xấu.
Công khai, minh bạch hóa thông tin luôn là yêu cầu đặt ra với mỗi NH nhằm giúp hệ thống hoạt động hiệu quả, tránh tình trạng sự mất lòng tin của
người dân với một NH lan ra cả hệ thống, gây nguy cơ KH. Trong đó, số liệu về tình hình tài chính, đặc biệt về nợ xấu của các NH cần được công khai, minh bạch (ít nhất với NHNN) nhằm tránh khi những yếu kém đã trở nên trầm trọng mới công bố thì NHNN cũng không thể tìm ra giải pháp kịp thời để xử lý. Thực tế KH HTNH Ireland cũng do lỗi rất lớn từ các NH khi không công bố chính xác, kịp thời con số nợ xấu cho Chính phủ, vì vậy hậu quả mới trở nên trầm trọng như vậy. Còn ở Việt Nam, chỉ tiêu quan trọng này thường được “làm đẹp” nhằm che dấu yếu kém của hệ thống, do đó NHNN cần sửa đổi, bổ sung hệ thống kế toán của các TCTD phù hợp hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế để việc tính toán, công bố thông tin trở nên minh bạch.
- Tăng cường hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát các NH.
Đây là giải pháp nên được ưu tiên hàng đầu nhằm lành mạnh hóa HTNH, tránh những hậu quả đáng tiếc do yếu kém của hệ thống gây ra. Để thực hiện giải pháp này, NHNN cần sớm phát triển hệ thống giám sát từ xa theo tiêu chuẩn CAMELS, áp dụng các nguyên tắc về quản trị rủi ro và an toàn hệ thống của Basel II, một phần Basel III.
- Xử lý ngay, triệt để vấn đề lợi ích nhóm, sở hữu chéo trong HTNH để lành mạnh hóa hệ thống, ngăn ngừa tình trạng thâu tóm hệ thống, lũng đoạn thị trường bằng cách phối hợp các cơ quan ban hành luật hoàn thiện Luật các TCTD theo hướng xóa bỏ các hiện tượng trên cũng như áp dụng các chế tài nghiêm khắc với các hành vi vi phạm.
- Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD cần phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan dưới chỉ đạo sát sao của Chính phủ nhằm hạn chế tối đa những hành vi sai phạm trong quá trình thực hiện, đảm bảo tái cơ cấu thành công.
- Điều hành, quản lý thị trường tài chính một cách chủ động, linh hoạt theo cơ chế thị trường, tránh sử dụng các công cụ trực tiếp mang tính mệnh lệnh, từ đó giúp thị trường cũng như hệ thống ngân hang hoạt động hiệu quả.