Khủng hoảng nợ công

Một phần của tài liệu Ireland – khủng hoảng thực sự bắt nguồn từ nợ công (Trang 54)

Khác với nguyên nhân gây ra KH nợ công Hy Lạp năm 2010 là do khả năng quản trị tài chính công yếu kém của nước này, KH nợ công Ireland xuất phát từ KH HTNH. Một loạt các giải pháp Chính phủ thực hiện để giải cứu HTNH như bảo lãnh nợ NH, mua nợ thông qua NAMA bằng nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ, ngay cả thỏa thuận chuyển đổi cam kết trả nợ với ECB thành trái phiếu Chính phủ thực chất là biến nợ tư, nợ của các NH thành nợ công, do đó KH nợ công mới xảy ra. Sự can thiệp của EU/IMF năm 2010 đã khẳng định mức độ nghiêm trọng của KH nợ công ở quốc gia này.

Bảng 2.4: Cán cân NSNN Ireland và một số nước giai đoạn 2005 – 2011.

Đơn vị: % GDP Quốc gia/Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 EU (27 nước) -2,5 -1,6 -0,9 -2,4 -6,9 -6,5 -4,4 Đức -3,3 -1,6 0,2 -0,1 -3,1 -4,1 -0,8 Ireland 1,7 2,9 0,1 -7,4 -14,0 -30,9 -13,2 Hy Lạp -5,6 -6,1 -6,8 -9,9 -15,7 -10,9 -9,5

Tây Ban Nha 1,3 2,3 1,9 -4,5 -11,2 -9,7 -9,5

Italia -4,5 -3,5 -1,6 -2,7 -5,4 -4,4 -3,8

Bồ Đào Nha -6,5 -4,6 -3,3 -3,7 -10,2 -9,9 -4,4

Anh -3,4 -2,7 -2,8 -5,1 -11,4 -10,2 -7,8

Nguồn: Eurostat

Trong giai đoạn 2003 – 2007, cán cân NSNN của Ireland luôn thặng dư nhưng sang năm 2008 mọi chuyện đã bắt đầu thay đổi. Để cứu các NH khỏi nguy cơ vỡ nợ, Chính phủ đã phải chi một lượng tiền khổng lồ tái cấp vốn ngành NH trong khi các nguồn thu từ thuế, đặc biệt từ BĐS giảm mạnh khiến cho thâm hụt NSNN và nợ Chính phủ tăng lên nhanh chóng. Thâm hụt NSNN trở nên đáng báo động, đặc biệt là năm 2010, lên đến 30,9% GDP, gấp 10 lần mức cho phép của các nước trong Eurozone (theo quy định của Hiệp ước tăng trưởng và ổn định của Eurozone (SGP), thâm hụt NSNN hàng năm của một quốc gia thành viên không được vượt quá 3% GDP, nợ công tối đa là 60% GDP). Thậm chí Hy Lạp đang trong KH nợ công thì thâm hụt NSNN lớn nhất năm 2009 cũng chỉ là 15,7% GDP.

Để bù đắp thâm hụt NSNN, Chính phủ Ireland đã phải vay nợ chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu dẫn đến nợ Chính phủ ngày càng trầm trọng.

Bảng 2.5: Nợ Chính phủ Ireland và một số nước giai đoạn 2005 – 2011.

Đơn vị: % GDP Quốc gia/Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 EU (27 nước) 62,8 61,6 59,0 62,2 74,6 80,0 82,5 EA (17 nước) 70,3 68,6 66,4 70,2 80,0 85,4 87,3 Ireland 27,3 24,6 25,1 44,5 64,9 92,2 106,4 Hy Lạp 100,0 106,1 107,4 112,9 129,7 148,3 170,6

Tây Ban Nha 43,2 39,7 36,3 40,2 53,9 61,5 69,3

Pháp 66,4 63,7 64,2 68,2 79,2 82,3 86,0

Italia 105,7 106,3 103,3 106,1 116,4 119,2 120,7

Bồ Đào Nha 67,7 69,4 68,4 71,7 83,2 93,5 108,1

Anh 42,2 43,3 44,2 52,3 67,8 79,4 85,0

Nguồn: Eurostat

Trước năm 2008, nợ Chính phủ/GDP của Ireland chỉ dưới 30% thì năm 2008 đã tăng vọt lên 44,5%. Trong các năm tiếp theo tỷ lệ này tiếp tục tăng nhanh chóng và lên tới 106,4% năm 2011, cao thứ 4 tại châu Âu sau Hy Lạp, Italia, Bồ Đào Nha. Bộ Tài chính Ireland dự báo nợ Chính phủ/GDP năm

2012 là 117,5%, năm 2013 là 120,3%, năm 2014 là 119,5% và năm 2015 là 117,4%.

Đơn vị: % GDP

Biểu đồ 2.13: Nợ quốc gia và nợ công của Ireland giai đoạn 2005 – 2011.

Nguồn: www.indexmundi.com, Bộ Tài chính Ireland

Cùng với nợ Chính phủ, nợ quốc gia và nợ công của Ireland cũng liên tục tăng lên. Tỷ lệ nợ quốc gia/GDP năm 2011 đã là 74,9% GDP, tương đương với 119,1 tỷ euro; năm 2012, nợ quốc gia của Ireland đạt mức 137,6 tỷ euro ước tính khoảng 86,6% GDP. Năm 2011, nợ công/GDP của Ireland là 105,4% (gấp 1,76 lần mức cho phép của Eurozone), đứng thứ 12 trên thế giới, đồng nghĩa mỗi người dân Ireland phải gánh hơn 37.000 euro nợ công.

Tuy nhiên tỷ lệ nợ công/GDP không phản ánh chính xác mức độ nghiêm trọng của KH nợ công. Chẳng hạn như Nhật Bản, quy mô nợ công/GDP năm 2011 lên đến 211,7%, đứng thứ 2 trên thế giới nhưng 95% trái phiếu của Chính phủ Nhật do người dân nước này nắm giữ trong khi ở Ireland hơn 72% trái phiếu trung và dài hạn của Chính phủ thuộc sở hữu của người nước ngoài.

Điều đó cho thấy mức độ nguy hiểm của cuộc KH nợ công của Ireland. Nếu không có những giải pháp quản lý và sử dụng nợ thật sự hiệu quả, Ireland có thể rơi vào KH nợ nước ngoài.

Bảng 2.6: Cơ cấu sở hữu trái phiếu trung và dài hạn của Chính phủ Ireland.

Tháng Cư trú Không cư trú Tổng giá trị

tỷ euro % tổng tỷ euro % tổng (tỷ euro)

T9/2012 24,2 27,34% 64,3 72,66% 88,5 T6/2012 22,5 27,04% 60,7 72,96% 83,2 T3/2012 18,8 23,59% 60,9 76,41% 79,7 T12/2011 18,9 22,16% 66,4 77,84% 85,3 T9/2011 18,4 20,54% 71,2 79,46% 89,6 T6/2011 16,0 17,84% 73,7 82,16% 89,7

Nguồn: Ngân hàng Trung ương Ireland (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KH HTNH cùng KH nợ công xảy ra khiến lãi suất trái phiếu Chính phủ Ireland liên tục tăng lên. Ngày 11/11/2010, lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên đến 8,929%, mức lãi suất cao nhất kể từ khi các nước châu Âu đưa đồng euro vào lưu hành năm 1999. Ngày 26/11/2010, lãi suất mà Ireland phải trả để vay tiền trên các thị trường tài chính tiếp tục tăng mạnh lên mức trên 9%, bất chấp những biện pháp thắt lưng buộc bụng "khắc khổ" mà Chính phủ Ireland vừa công bố hôm 24/11 nên gánh nặng nợ càng chồng chất. Tỷ lệ nợ công cùng nguy cơ vỡ nợ cao khiến Mood đã hạ mức xếp hạng tín dụng của Ireland xuống mức rác (junk) vào giữa năm 2011.

Bảng 2.7: Xếp dạng tín dụng hiện nay của Ireland.

Tổ chức xếp hạng Dài hạnXếp hạng tín dụngNgắn hạn Đánh giá

Standard & Poor’s BBB+ A-2 Triển vọng ổn định Fitch Ratings BBB+ F2 Triển vọng ổn định

DBRS A (thấp) R-1 (thấp) Xu hướng tiêu cực

R&I BBB+ a-2 Triển vọng ổn định

Nguồn: NTMA

Hiện nay xếp hạng tín dụng của Ireland chủ yếu được đánh giá là triển vọng ổn định, làn sóng bán tháo trái phiếu đã giảm, tuy nhiên nhiều nhà đầu tư vẫn còn lo ngại khi muốn đầu tư vào trái phiếu Chính phủ Ireland.

Một phần của tài liệu Ireland – khủng hoảng thực sự bắt nguồn từ nợ công (Trang 54)