Đánh giá khả năng xảy ra khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Ireland – khủng hoảng thực sự bắt nguồn từ nợ công (Trang 63)

3.1. Đánh giá khả năng xảy ra khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam Nam

Trong phần này, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng các dấu hiệu nhận biết đã nêu ở chương 1 để đánh giá khả năng xảy ra KH HTNH tại Việt Nam.

3.1.1. Bong bóng bất động sản

Có thể khẳng định bong bóng BĐS mà cụ thể là bong bóng nhà ở đang hiện hữu trong nền kinh tế Việt Nam bởi lượng cung nhà ở liên tục tăng lên, đặc biệt trong các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhưng giá nhà lại không hề suy giảm. Theo báo cáo mới cập nhật của Ủy ban Kinh tế, giá nhà đất tại Việt Nam đã tăng hơn 100 lần trong vòng 20 năm và hiện lớn gấp 5 lần so với các nước phát triển và 10 lần so với nước chậm phát triển. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động trong khi ở các nước châu Âu chỉ bằng 7 lần, Thái Lan là 6,3 lần, Singapore là 5,2 lần, thậm chí tại Ireland khi giá nhà đạt đỉnh năm 2006 con số này cũng chỉ là 7,24 lần. Năm 2011, thu nhập người Việt Nam xếp thứ 120 trên thế giới nhưng giá nhà lại xếp thứ 20 trên toàn cầu. Sự bất hợp lý này khẳng định bong bóng BĐS đang hiện hữu trong nền kinh tế.

Nguyên nhân gây ra bong bóng BĐS tại Việt Nam có thể kể đến như làn sóng đầu cơ, cơ chế quản lý, Luật đất đai còn nhiều bất cập, sự hạn chế trong quy hoạch xây dựng và phát triển đất nước,... và một trong những nguyên nhân vô cùng quan trọng là do lượng tín dụng khổng lồ của các NH cho các dự án liên quan đến BĐS. Thực tế cho thấy các cơn sốt giá nhà trong vòng 10 năm trở lại đây đều nằm trong những giai đoạn tín dụng được mở rộng như cơn sốt năm 2000 – 2001, cơn sốt từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2008 và gần đây là cơn sốt năm 2009 tại nhiều thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng,...

Tuy nhiên, kể từ năm 2010 đến nay, thị trường BĐS bắt đầu có dấu hiệu trầm lắng sau một thời gian sốt giá mạnh mẽ. Giá nhà giảm ở tất cả các phân khúc thị trường trong khi nhiều dự án nhà đang xây dựng phải bỏ dở hoặc xây xong rồi phải “đắp chiếu” vì không có người mua. Bộ Xây dựng cho biết tổng giá trị hàng tồn kho BĐS năm 2012 lên tới 111.963 tỷ đồng nhưng số liệu này

vẫn nhỏ hơn nhiều so với thực tế, nguyên nhân cũng bởi sự mất cân đối cung cầu. Trong khi phân khúc bình dân có nhu cầu rất cao, nhưng sản phẩm quá ít còn phân khúc cao cấp lại mất cân bằng và lượng tồn kho có thể phải mất 10 năm mới tiêu thụ hết. Tính đến ngày 31/12/2012, số DN ngành xây dựng kinh doanh thua lỗ là 17.000 DN (hơn 30% tổng số DN trong ngành) (năm 2011 là 14.998 DN), nhiều DN thậm chí đã bị phá sản.

DN BĐS làm ăn thua lỗ, bong bóng BĐS “xì hơi” đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của các NH. Hiện nay nợ xấu trong lĩnh vực kinh doanh BĐS chiếm khoảng 14% tổng dư nợ toàn hệ thống, xếp thứ hai sau vận tải, kho bãi. Tuy nhiên con số này còn chưa kể đến tỷ lệ nợ xấu một số ngành có liên quan khác như sản xuất vật liệu xây dựng, thi công công trình,... do sự sụt giảm của thị trường BĐS. Bên cạnh đó, giá trị tài sản thế chấp các NH nắm giữ đang giảm giá nhanh chóng vì phần lớn là BĐS.

Bong bóng BĐS luôn được coi là dấu hiệu nhận biết KH HTNH tuy nhiên chúng ta sẽ phân tích thêm một số dấu hiệu nữa.

Một phần của tài liệu Ireland – khủng hoảng thực sự bắt nguồn từ nợ công (Trang 63)