Lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC)

Một phần của tài liệu Ireland – khủng hoảng thực sự bắt nguồn từ nợ công (Trang 71)

Thực tế VAMC chưa được thành lập nhưng Dự thảo Nghị định thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) hiện đã hoàn thành, nếu thuận lợi sẽ ban hành vào tháng 4/2013, vì vậy nhóm nghiên cứu vẫn đề cập đến giải

pháp này. Mục đích thành lập VAMC được Chính phủ đưa ra là để xử lý nợ, thu hồi, cơ cấu lại các khoản nợ xấu từ đó lành mạnh hóa bảng cân đối tài sản của các NHTM và tháo gỡ sự ngưng trệ lưu chuyển dòng vốn giữa NH và DN, đẩy mạnh tín dụng vào nền kinh tế,... Nhiều quốc gia trên thế giới cũng sử dụng giải pháp này để giải quyết vấn đề nợ xấu, trong đó mỗi quốc gia lại lựa chọn mô hình AMC khác nhau. Thực tế cho thấy hoạt động của AMC tại nhiều nước đã mang lại thành công như Tổ chức xử lý nợ quốc gia Malaysia (DANAHARTA), Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) được thành lập để giải quyết nợ xấu do KH tài chính châu Á năm 1997 gây ra. Nhưng theo quan điểm của nhóm nghiên cứu không nên thành lập VAMC vì:

- Thứ nhất, việc Chính phủ tài trợ cho VAMC có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng do:

+ Thâm hụt NSNN đã trở thành căn bệnh kinh niên của Việt Nam, do đó dù Chính phủ chỉ sử dụng ngân sách để cấp vốn một phần cho VAMC, còn lại sử dụng nguồn tư nhân hay phát hành trái phiếu thì cũng đủ làm cho thâm hụt ngân sách thêm trầm trọng, chưa kể khả năng thu hồi toàn bộ vốn là không chắc chắn. Bên cạnh đó, NSNN lại đang là nguồn quan trọng cần thiết để đầu tư công, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

+ Nếu Chính phủ phát hành trái phiếu để tài trợ cho VAMC sẽ làm tăng gánh nặng nợ công của nước ta. Theo đồng hồ đo nợ công toàn cầu của tạp chí The Economist, tổng nợ công Việt Nam ngày 11/3/2013 là 71,7 tỷ USD tương đương 52,72% GDP năm 2012, đồng nghĩa mỗi người dân đang gánh khoảng 800,07 USD nợ công. Mặc dù tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình theo thông lệ quốc tế nhưng tính bền vững nợ công của nước ta lại rất thấp bởi thâm hụt NSNN luôn ở mức cao, tăng trưởng kinh tế không đi kèm với hiệu quả. Một số ý kiến cho rằng VAMC có thể tự phát hành trái phiếu, tự đi vay để huy động vốn nhưng có ai dám cho một công ty xử lý nợ vay nếu không có sự bảo lãnh của Nhà nước? Do đó việc thành lập VAMC có thể khiến nợ công thêm trầm trọng trong khi khả năng thu hồi vốn cũng không đảm bảo chắc chắn (ở Ireland, NAMA dự kiến phải mất đến 10 năm mới xử lý hết 100% số nợ đã mua từ đó thu hồi vốn đầu tư). Thực tế trên thế giới cũng có nhiều quốc gia lập AMC nhưng không thu được

kết quả như ý muốn mà trái lại còn làm tăng thêm gánh nặng nợ cho đất nước như Trung Quốc hay Thái Lan. Ireland cũng là một ví dụ tiêu biểu bởi việc thành lập NAMA là một nguyên nhân quan trọng đẩy quốc gia này bước vào KH nợ công.

- Thứ hai, xin nhắc lại, theo thông tin của Văn phòng Chính phủ, tỷ lệ nợ xấu của HTNH đã giảm tới 2% tương đương 53.684 tỷ đồng chỉ trong vào 2 tháng từ quý 1/2012 đến cuối tháng 2/2013 chủ yếu do các NH tự cơ cấu lại nợ và xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phòng. Vậy, nếu thực sự các NH có thể tự cắt giảm nợ xấu thì có nhất thiết phải lập VAMC?

Nhưng dù sao VAMC nhiều khả năng sẽ được thành lập trong tháng 4 năm nay và mô hình VAMC cũng chưa được công bố nên nhóm nghiên cứu xin đóng góp ý kiến của nhóm trong việc lựa chọn mô hình cho cơ quan này. Nhìn chung, các AMC trên thế giới được tổ chức theo 2 hình thức là tập trung hoặc phân tán.

- Hình thức tập trung: Các khoản nợ xấu sẽ được tách khỏi bảng cân đối của NH và được chuyển sang AMC để cơ quan này phụ trách việc thu hồi các khoản nợ xấu. AMC được thành lập dưới hình thức này trong giai đoạn đầu chủ yếu là các DN thuộc sở hữu Nhà nước.

- Hình thức phân tán: Các khoản nợ xấu vẫn được giữ trên bảng cân đối của NH và được xử lý bởi những đơn vị thành lập trong chính NH. Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng các NH có đủ thông tin về các DN hoạt động yếu kém để có thể thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các DN đó, đồng thời các NH cũng chính là chủ thể có nhiều động lực nhất để cố gắng thu hồi đến mức tối đa các khoản nợ xấu.

KAMCO của Hàn Quốc được thành lập theo hình thức thứ nhất, trong khi Trung Quốc lại lựa chọn hình thức thứ hai. Sau khi xem xét kĩ một số mô hình AMC trên thế giới, nhóm nghiên cứu có một vài đóng góp về VAMC như sau:

- Lựa chọn hình thức tập trung: Cả hai hình thức trên đều có thể xảy ra hiện tượng tham nhũng, mập mờ thông tin, nhưng hình thức phân tán thì khó kiểm soát hơn do các khoản nợ xấu vẫn nằm trong HTNH và chịu sự xử lý

của chính NH đó. Để AMC theo mô hình này hoạt động thành công đòi hỏi tất cả các NH tham gia xử lý nợ phải có sự minh bạch, còn ở hình thức tập trung khi chỉ đòi hỏi sự minh bạch của AMC do các khoản nợ xấu đã được tách khỏi HTNH. Ở Việt Nam, minh bạch là một khái niệm tương đối xa xỉ, vậy nên nếu thành lập theo hình thức phân tán e rằng VAMC sẽ là nơi để các đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng. Do đó, nhóm khuyến nghị nên thành lập VAMC theo hình thức tập trung giống như KAMCO của Hàn Quốc.

- Xây dựng một hành lang pháp lý riêng để xử lý nợ xấu: Các nước trên thế giới đều xây dựng luật riêng để xử lý nợ xấu. Chẳng hạn như Ireland, để tạo ra khung pháp lý cho hoạt động của NAMA, một đạo luật cũng đã được Nghị viện nước này thông qua vào tháng 11/2009. Do đó, Việt Nam cũng nên xây dựng hành lang pháp lý cho VAMC, trong đó quy định về hoạt động của cơ quan này càng cụ thể càng tốt. Theo ý kiến của nhóm, VAMC nên được trao nhiều quyền hành để có thể đưa ra những hành động quyết đoán trong việc xử lý nợ xấu với các NH. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý của VAMC nên được thành lập từ đại diện của nhiều phía nhằm hỗ trợ VAMC trong quá trình hoạt động cũng như tăng tính minh bạch, tránh trường hợp mệnh lệnh chỉ xuất phát từ một phía. Chúng ta nên học tập mô hình quản lý của KAMCO: chủ sở hữu của KAMCO là Bộ Tài chính và Kinh tế, NH Phát triển Hàn Quốc và các TCTD khác nhưng được quản lý bởi ban điều hành là các đại diện đến từ các chủ sở hữu cộng thêm đại diện từ Ủy ban Giám sát Tài chính, Công ty Bảo hiểm Tiền gửi, Hiệp hội các NH và 3 chuyên gia độc lập, hoạt động dưới sự giám sát của Ủy ban Giám sát tài chính.

- Tăng cường giám sát, kiểm tra VAMC để tăng sự minh bạch, nâng cao hiệu quả: Các AMC của Trung Quốc hoạt động kém hiệu quả là do các công ty này đã được miễn kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập, từ đó gây ra hiện tượng tham nhũng tràn lan. Vì vậy, Việt Nam cần phải giám sát VAMC một cách chặt chẽ, minh bạch thì VAMC mới thực hiện tốt sứ mệnh của mình là xử lý “cục máu đông” của nền kinh tế.

Trên đây là ý kiến của nhóm về việc thành lập VAMC. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp mang tính tạm thời bởi nếu chúng ta không có những biện pháp xử lí tận gốc vấn đề nợ xấu thì nợ xấu sẽ tiếp tục quay trở lại.

Ngoài các giải pháp áp dụng trực tiếp với các NH trên, Chính phủ cũng đang và sẽ thực hiện một số các giải pháp khác như phá băng BĐS, cải cách DN Nhà nước, thúc đẩy giảm hàng tồn kho trong các DN, hỗ trợ các DN đang khó khăn,... từ đó giúp các DN sản xuất, thương mại, kinh doanh BĐS cải thiện tình hình tài chính, nâng cao khả năng trả nợ qua đó làm giảm tỷ lệ nợ xấu trong các NH.

Một phần của tài liệu Ireland – khủng hoảng thực sự bắt nguồn từ nợ công (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w