Cùng với sự phát triển nhanh của thị trường bán lẻ và mở cửa thị

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 179)

- Hoàn thiện các chính sách chung tác động đến lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ

5.Cùng với sự phát triển nhanh của thị trường bán lẻ và mở cửa thị

trường dịch vụ phân phối, lĩnh vực DVPPBLở thị trường trong nước đã ngày càng mở rộng và phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng hoá bán lẻ qua các HTPPBL hiện đại. Mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế tuy tạo ra nhiều cơ hội cho sự hình thành, phát triển DVPPBL theo hướng văn minh hiện đại, nhưng cũng đã xuất hiện những thách thức không nhỏ. Thách thức lớn nhất là HTPPBL hiện đại ở các đô thị lớn đang có nguy cơ bị các tập đoàn phân

phối lớn của nước ngoài thao tùng, chi phối; đã có sự phân hoá ngày càng lớn giữa trình độ và qui mô phát triển của DVPPBL giữa các địa bàn thành thị và địa bàn nông thôn, miền núi. Tình hình đó càng cấp thiết phải điều chỉnh hoàn thiện cơ chế,chính sách đối với sự phát triển của lĩnh vực kinh tế quan trọng này.

6. Cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực DVPPBL là một trong những nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước đối với lưu thông phân phối hàng hóa nói riêng, lĩnh vực hoạt động bán lẻ hàng hoá và hệ thống phân phối hàng hoá của nền kinh tế. Cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với sự hình thành và phát triển của DVPPBL nếu được xây dựng kỹ lưỡng, khoa học, phản ánh đúng hiện thực và được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn đối tượng quản lý sẽ tạo động lực hàng đầu cho sự phát triển của các hệ thống phân phối bán lẻ đến các mục tiêu mong muốn, và ngược lại, nó sẽ là nhân tố làm kìm hãm sự phát triển của cả lĩnh vực DVPPBL trong nền kinh tế, có thể dẫn đến những thất bại của thị trường bán lẻ, hoặc làm cho hoạt động dịch vụ phân phối bán lẻ không thực hiện được đầy đủ chức năng của mình đối với sản xuất và tiêu dùng.

7. Nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý lĩnh vực hoạt động kinh doanh DVPPBL nói chung, cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với DVPPBL nói riêng là phải tạo ra môi trường thuận lợi thông thoáng, công bằng cho hoạt động của các chủ thể kinh tế tham gia lĩnh vực phân phối bán lẻ; phải thúc đẩy sự vận động của các hệ thống phân phối bán lẻ đến các mục tiêu mong muốn; phải ngăn ngừa được những xung đột và kịp thời giải quyết những xung đột giữa các cấu phần tham gia HTPPBL vĩ mô; phải tạo ra sự phát triển hài hoà, bền vững của hệ thống PPBL cấp vĩ mô nền kinh tế; khuyến khích phát triển và củng cố các liên kết kinh tế giữa các cấu phần, giữa các thành tố tham gia lĩnh vực DVPPBL. Trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, hội nhập quốc tế, mối quan hệ tương tác giữa các HTPPBL của các doanh nghiệp nước ngoài với các HTPPBL của các doanh nghiệp trong nước là một đối tượng quan trọng của cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với sự hình thành và phát triển lĩnh vực DVPPBL.

chế, chính sách đối với lĩnh vực DVPPBL của các nước đi trước trong phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là những gợi ý hữu ích để các nước đi sau như Việt Nam học tập. Qua khảo cứu kinh nghiệm của một số nước như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc trong quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực thương mại bán lẻ, ta có thể rút ra một số vấn đề vận dụng cho Việt Nam trong xây dựng cơ chế, chính sách quản lý sự hình thành, phát triển DVPPBL trong thời kỳ tới như sau:

Một là, phải xây dựng được khung pháp lý đồng bộ với các định chế pháp lý cụ thể điều chỉnh hoạt động của các nhóm chủ thể tham gia lĩnh vực DVPPBL.

Hai là, phải lựa chọn hướng tiếp cận đúng để định dạng tổng quát mô hình HTPPBL cấp vĩ mô để xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp. Trong đó:

● Đối với các mô hình truyền thống (chợ, cửa hàng truyền thống), dù ở trong các nền kinh tế tiên tiến hiện đại như Hoa Kỳ hay Nhật Bản hoặc ở các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc hay Thái Lan; và dù hệ thống phân phối có hiện đại đến bao nhiều thì các thương nhân nhỏ, với tính nhạy bén và năng khiếu kinh doanh bẩm sinh và tính tất yếu tồn tại trong một thế giới toàn cầu hoá và nhu cầu cá biệt hoá sâu sắc vẫn tiếp tục đầu tư phát triển và chuyển đổi sang các lĩnh vực kinh doanh hiệu quả hơn hoặc tìm các thị trường ngách. Điều này đã được chứng minh rất rõ qua nghiên cứu kinh nghiệm của 4 nước trên.

● Đối với các mô hình hiện đại (mô hình bán buôn Cash & Carry, siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại, thương mại điện tử B2B, B2C ...): Hiện nay, không chỉ ở Hoa Kỳ hay Nhật Bản - những nước công nghiệp phát triển mới có các mô hình thương mại hiện đại mà ở Trung Quốc - cường quốc kinh tế mới nổi và Thái Lan nước đang phát triển ở trình độ cao, các mô hình thương mại hiện đại như mô hình bán buôn Cash&Carry, siêu thị, đại siêu thị, trung tâm mua sắm đều đã rất phổ biến.

9. Trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường và chủ động hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đổi mới cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ PPBL. Nhiều văn bản qui phạm pháp luật đã được xây

dựng, điều chỉnh, bổ sung sửa đổi nhiều lần để thích ứng với các bước phát triển mới của lĩnh vực DVPPBL, thích ứng với các cam kết hội nhập quốc tế, tác động tích cực và tạo lập môi trường luật pháp, cơ chế chính sách thông thoáng, thuận lợi cho sự phát triển của DVPPBL theo hướng ngày càng tự do hơn và hội nhập ngày càng sâu hơn.

Từ năm 1987 đến nay, chế độ quản lý Nhà nước đối với hoạt động phân phối hàng hoá đã từng bước được đổi mới, hoàn thiện một cách khá đồng bộ : Từ chế độ phân phối, chế độ giá cả trong phân phối, chế độ lưu thông hàng hoá trên thị trường trong nước đến chế độ quản lý doanh nghiệp, thương nhân tham gia phân phối, lưu thông hàng hoá trên thị trường. Xu hướng chung là tạo lập chế độ phân phối ngày càng tự do, công bằng, minh bạch và phù hợp với các thông lệ quốc tế, các qui định của WTO.

Hệ thống các chính sách thị trường, chính sách thương mại của Nhà nước tác động đến sự phát triển của lĩnh vực DVPPBL đã từng bước được đổi mới, xây dựng và hoàn thiện có tính đồng bộ, minh bạch; phù hợp với các cam kết quốc tế đa phương, song phương. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các chính sách cụ thể trực tiếp tác động đến các khía cạnh cụ thể của sự hình thành và phát triển DVPPBL đều thiếu hoặc chưa có các qui phạm chính sách cụ thể để có thể thực thi có hiệu quả, (mặc dù đã có một số chính sách đã qui định mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc điều chỉnh).

Pháp chế quản lý HTPPBL đã từng bước được đổi mới, xây dựng và hoàn thiện theo hướng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, đến nay Nhà nước ta vẫn chưa ban hành Luật bán lẻ,và / hoặc Luật phân phối; vẫn tồn tại tình trạng thiếu đồng bộ, chồng chéo chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại bán lẻ, về quản lý thị trường bán lẻ, nhất là trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý chất lượng hàng hoá trong lưu thông.

Phương pháp quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực DVPPBL đã có sự đổi mới, điều chỉnh theo hướng sử dụng ngày càng nhiều phương pháp kinh tế thay cho phương pháp hành chính, tăng cường sử dụng các công cụ qui hoạch, chương trình mục tiêu dài hạn và các công cụ kinh tế như giá cả, lãi

suất, thuế ... để điều tiết sự điều tiết sự phát triển của lĩnh vực DVPPBL. Tuy nhiên, do thiếu tính cụ thể và cơ chế sử dụng các công cụ này còn những bất cập, kinh nghiệm sử dụng còn non yếu nên hiệu quả tác động và tính thực thi chưa cao.

10. Để khắc phục những hạn chế, bất cập về cơ chế chính sách đối với sự phát triển bền vững lĩnh vực DVPPBL, tiếp tục hội nhập quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, Nhà nước cần các nỗ lực cao độ để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý sự phát triển DVPPBL theo hướng tự do hoá, hài hoà hoá sự phát triển giữa HTPPBL truyền thống với HTPPBL hiện đại, giữa phát triển DVPPBL ở thị trường đô thị lớn với phát triển DVPPBL ở các đô thị nhỏ và thị trường nông thôn. Trong đó, trọng tâm là hoàn thiện pháp chế quản lý các hệ thống PPBL hiện đại, hoàn thiện hệ thống chính sách cụ thể đối với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ PPBL, nhất là các hệ thống phân phối, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có hiệu quả cao; các chính sách cụ thể về khuyến khích phát triển các HTPPBL hiện đại ở các đô thị vừa và nhỏ, khuyến khích sự tham gia, thâm nhập giữa hệ thống phân phối của các doanh nghiệp trong nước với hệ thống phân phối của các doanh nghiệp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 179)