Chính sách đối với các loại hình tổ chức kinh doanh thương mại,

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 140)

các loại hình kinh doanh bán lẻ:

Chính sách này được qui định chung trong Luật Thương mại và qui định cụ thể trong một số văn bản dưới luật quan trọng như: Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ, Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg về một số giải pháp chung phát triển thị trường nội địa; Quyết định số 311/QĐ- TTg về phê duyệt Đề án tổ chức thị trường trong nước ...; Quyết định 559/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010, Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ban hành Qui chế siêu thị, trung tâm thương mại, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP Qui định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2005, Quyết định 27/2007/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước, Quyết định 210/2006/QĐ-TTg về ban hành danh mục các loại kết cấu hạ tầng thương mại được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương giai đoạn 2008 – 2013, Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ... Các loại hình tổ chức kinh doanh bán lẻ được khuyến khích phát triển gồm:

+ Chính sách phát triển các loại hình tổ chức kinh doanh chợ: Mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc chung của chính sách phát triển chợ của Nhà nước ta là:Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư xây dựng các loại chợ nhằm hình thành hệ thống mạng lưới chợ với qui mô khác nhau phù hợp với dung lượng hàng hoá lưu thông trên địa bàn, góp phần phát triển sản xuất và đẩy mạnh giao lưu hàng hoá; chú trọng phát triển chợ ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo gắn với nhu cầu giao lưu văn hoá của đồng bào các dân tộc, phát triển các chợ đầu mối theo ngành hàng, đặc biệt là chợ đầu mối nông sản thực phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá ở các vùng sản xuất tập trung về nông, lâm, thuỷ sản (Nghị định số 02/2003/NĐ-CP). Các loại hình chợ truyền thống được định hướng chú trọng phát triển gồm : Chợ nông thôn, chợ thành thị, chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, chợ đầu mối tổng hợp hoặc chợ chuyên doanh phát luồng bán buôn, sàn giao dịch, trung tâm đấu giá; (Đề án phát triển thương mại trong nước ban hành kèm theo Quyết định 27/2007/QĐ-TTg).

các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện việc quản lý và khai thác chợ thông qua đấu thầu; Nhà nước hỗ trợ đầu tư về mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật hoặc Nhà nước hỗ trợ đầu tư, các doanh nghiệp, cá nhân và hộ kinh doanh cùng tham gia đầu tư xây dựng chợ. Để khai thác có hiệu quả chợ, việc xây dựng chúng cần được lồng thép với các dự án và chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn (Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước ..., ban hành kèm theo Quyết định 311/QĐ-TTg).

+ Chính sách phát triển siêu thị, trung tâm thương mại và các loại hình thương mại hiện đại khác (khu mua sắm, khu thương mại - dịch vụ tập trung, siêu thị ảo, chợ ảo, nhà mua bán trung gian trên mạng Internet ...) được qui định tại một số văn bản pháp luật chủ yếu như Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước (Ban hành theo Quyết định số 311/QĐ-TTg), Đề án phát triển thương mại trong nước (Ban hành theo Quyết định 27/2007/QĐ-TTg), Qui chế siêu thị, trung tâm thương mại ...

Thực hiện và cụ thể hoá chủ trương của Đảng về “Sớm hình thành các siêu thị bán buôn theo phương thức hiện đại. Phát triển mạng lưới bán lẻ và hệ thống đại lý mua bán của thương nghiệp Nhà nước để mở rộng thị trường bán lẻ” (Nghị quyết 12/NQ-TW), Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010 của Chính phủ đã đề ra chính sách khuyến khích “Phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại, các hình thức tổ chức thương mại điện tử, trước hết là ở thành phố, thị xã và các vùng kinh tế tập trung”. Tiếp theo, Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2020 cũng đã xác định chính sách “Chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại (Trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm, khu thương mại – dịch vụ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh ...) ở các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu ...; phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại khác như sàn giao dịch, trung tâm đấu giá, nhượng quyền kinh doanh, thương mại điện tử”...

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 140)