Định hướng phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam thời kỳ đến năm

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 156)

- Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương

BÁN LẺ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ TỚ

3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam thời kỳ đến năm

kỳ đến năm 2020

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( bổ sung, phát triển năm 2011) vừa được đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 được đại hội XI của Đảng thông qua cũng đã xác định các mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng lớn về phát triển lĩnh vực các ngành dịch vụ. Trong đó, chiến lược đã xác định: “Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là dịch

vụ có giá trị gia tăng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh” là một trong những định hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ 2011 – 2020. Mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát là: phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP. Hình thành một số trung tâm dịch vụ có tầm cỡ khu vực và quốc tế; mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước; chủ động tham gia mạng phân phối tòan cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngòai nước xây dựng thương hiệu hàng

hóa Việt Nam; hiện đại hóa và mở rộng dịch vụ có giá trị gia tăng cao như Logistics và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh”… là một trong những định hướng

lớn về phát triển thị trường và thương mại trong nước, phát triển dịch vụ phân phối nói chung, dịch vụ phân phối bán lẻ nói riêng. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2015 được đại hội XI của Đảng thông qua cũng đã xác định các mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng cụ thể về phát triển thương mại và dịch vụ phân phối trong 5 năm tới. Trong đó, thương mại là một trong những ngành dịch vụ được định hướng ưu tiên phát triển và hiện đại hóa cần có cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước, mở rộng thị trường nội địa, phát triển thương mại trong nước ở tất cả các vùng; hoàn thiện hệ thống phân phối để xác lập vị thế vững chắc của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường bán lẻ. Phấn đấu khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng GDP và gấp ít nhất 1.3 lần tốc độ tăng trường của các ngành sản xuất sản phẩm vật chất; tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân 5 năm 2011- 2015 đạt 8 đến 8.5%/năm.

- Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (được Thủ Tưởng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết Định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007) đã xác định một số mục tiêu định hướng phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ. Trong đó:

+ Mục tiêu tăng trưởng là phấn đấu đến năm 2020, đóng góp của thương mại trong nước vào GDP đạt 450 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 15% GDP, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thời kỳ 2011- 2020 đã loại trừ yếu tố giá đạt bình quân khoảng 11%/năm, đến năm 2020 đạt khoảng 2000 nghìn tỷ đồng; trong đó, khu vực kinh tế trong nước (gồm cả khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế ngòai nhà nước) chiếm tỷ trọng khoảng 80%, khu vực có vốn đầu tư nước ngòai chiếm khoảng 20%, tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình thương mại hiện đại đạt 40%, khoảng 800 nghìn tỷ đồng.

+ Nhiệm vụ chủ yếu thời kỳ đến năm 2020 là phải hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại, chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thươg mại hiện đại ( Trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm, khu

thương mại – dịch vụ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm Logistics, tổng kho bán buôn, hội chợ triển lãm…) ở các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu; hoàn thành về cơ bản chương trình phát triển các loại hình chợ. Phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại. Hình thành và phát triển một số tập đòan thương mại mạnh, có đủ sức cạnh tranh và điều kiện để hợp tác hiệu quả với các tập đòan phân phối nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ phân phối theo các cam kết quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực thương mại có kiến thức, kỹ năng, nhiệm vụ kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp, theo kịp yêu cầu phát triển thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Hòan thiện thể chế quản lý nhà nước về thương mại, bảo đảm thương mại hoạt động phát triển lành mạnh và bền vững; nâng cao khả năng tự điều chỉnh của thị trường trong nước khi thị trường thế giới biến động.

+ Định hướng phát triển: 1) phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau, tăng về số lượng, mới về phương thức họat động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp; 2) Phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hòa giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển trên từng địa bàn; 3) Phát triển các mô hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường, ngành hàng, phù hợp với tính chất và trình độ sản xuất, xu hướng thỏa mãn của tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước. Trong đó, đối với ngành hàng nông lâm, thủy sản cần chú trọng phát triển mối liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp thương mại với các nhà sản xuất, chú trọng vai trò cầu nối của hợp tác xã thương mại và dịch vụ ở nông thôn, chú trọng xây dựng các loại hình chợ trong tiêu thụ sản phẩm đầu ra của sản xuất; đối với hàng công nghiệp tiêu dùng cần chú trọng phát triển các trung tâm giao dịch và chợ chuyên doanh đặc thù, chú trọng phát triển nhanh hệ thống phân phối hiện đại theo mô hình “ chuỗi”; đối với các ngành hàng thuộc diện quan trọng hoặc đặc thù cần chú trọng củng cố phân phối hệ thống liên kết dọc, thiết lập hệ thống tổng kho và trung tâm Logistics, phát triển liên kết ngang trong khâu phân phối, nhà nước can thiệp vào thị trường các ngành hàng này

chủ yếu bằng quy chế về tổ chức và kiểm soát hệ thống phân phối, sử dụng các công cụ gián tiếp như tín dụng, lãi suất, thuế, dự trữ quốc gia để tác động đến thị trường thông qua các doanh nghiệp đầu nguồn.

+ Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thương mại trong nước trong đó có dịch vụ phân phối bán lẻ: 1) Hoàn thiện khung pháp lý tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh, trọng tâm là quản lý các mặt hàng và ngành nghề kinh doanh đặc biệt, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật liên quan đến hàng rào kỹ thuật nhằm bảo vệ thị trường trong nước và lợi ích của người tiêu dùng; 2) Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chế và hướng dẫn cụ thể về quản lý sự phát triển các loại hình tổ chức kinh doanh và thực thi các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối; 3) tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; 4) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều hành thị trường, nhất là cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực thi các biện pháp can thiệp kịp thời khi thị trường có dấu hiệu bất ổn; 5) Đẩy nhanh và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quy hoạch phát triển thương mại; 6) Xây dựng hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại; 7) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng đầu tư từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn vốn trong, ngòai nước; 8) Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các hiệp hội bán buôn, bán lẻ, chợ, siêu thị…

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w