Chính sách lưu thông hàng hoá:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 136)

+ Luật Thương mại 1997 đã xác định mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc cơ bản của chính sách đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường và đối với các dịch vụ thương mại: Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho việc mở rộng lưu thông các loại hàng hoá, phát triển các loại dịch vụ mà pháp luật không cấm. Cấm lưu thông các sản phẩm và thực hiện các dịch vụ không có lợi cho an ninh quốc gia, làm tổn hại đến môi trường sinh thái, trật tự xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc, đời sống văn hoá của nhân dân (Điều 13). Luật Thương mại mới 2005 đã qui định chính sách cụ thề đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường trong nước. Theo đó, căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Chính phủ qui định cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hoá đó. Đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh

doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hoá đáp ứng đầy đủ điều kiện theo qui định của pháp luật. Đồng thời, Luật Thương mại 2005 cũng qui định cách thức phản ứng chính sách và biện pháp khẩn cấp đối với hàng hoá lưu thông trong nước trong các trường hợp: 1) Hàng hoá đang được lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép đối với một trong các trường hợp: a) Hàng hoá đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh; b) Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp. 2) Các điều kiện cụ thể, trình tự, thủ tục và thẩm quyền công bố việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hoá lưu thông trong nước được thực hiện theo qui định của pháp luật. Hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có nhãn hàng hoá (trừ một số trường hợp theo qui định của pháp luật); hàng nhập khẩu lưu thông trên thị trường trong nước phải có xuất xứ hàng hoá, có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.

+ Chính sách lưu thông hàng hoá từ năm 1995 đến nay được qui định cụ thể trong một số văn bản dưới luật quan trọng như: Nghị định số 02/CP ngày 5/11/1995, Nghị định số 11/CP ngày 3/3/1999, chỉ thị số 13/2004/CT-TTg và hiện nay đang thực hiện theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện ... Nguyên tắc chung của chính sách này là trừ các mặt hàng cấm mua bán và các mặt hàng tác động lớn đến sản xuất và đời sống, Nhà nước phải quản lý bằng kế hoạch định hướng, các hàng hoá còn lại đều được lưu thông tự do trong cả nước. Chính sách mặt hàng lưu thông được phân thành 4 loại: 1) Các mặt hàng Nhà nước độc quyền, cấm các thành phần kinh tế khác kinh doanh; 2) Các mặt hàng hạn chế kinh doanh; 3) Các mặt hàng kinh doanh có điều kiện; 4) Các mặt hàng còn lại được tự do kinh doanh theo đăng ký [17]. Chính sách này được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện phù hợp với tiến trình đổi mới, mang tính hệ thống, nhằm phát huy khả năng tự điều tiết của thị trường trong việc xác lập cân đối cung - cầu, ổn định giá cả thị trường xã hội. Chính sách lưu thông hàng hoá đã tác

động tích cực đến quá trình hình thành và phát triển DVPPBL trên thị trường nội địa thông qua việc thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại, kích thích nhu cầu và sức mua của toàn xã hội, mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ trong nước đối với hàng hoá Việt Nam và hàng nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 136)