Bối cảnh và định hướng phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa trong điều kiện hội nhập quốc tế thời kỳ tới năm

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 153)

- Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương

3.1.Bối cảnh và định hướng phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa trong điều kiện hội nhập quốc tế thời kỳ tới năm

BÁN LẺ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ TỚ

3.1.Bối cảnh và định hướng phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa trong điều kiện hội nhập quốc tế thời kỳ tới năm

hóa trong điều kiện hội nhập quốc tế thời kỳ tới năm 2020

3.1.1. Bối cảnh

Trong thời kỳ tới, nước ta phát triển DVPPBL trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thuận lợi nhất định, nhưng cũng đan xen những khó khăn, thách thức rất lớn.

- Trên thế giới, quá trình toàn cầu hóa tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện. Các tập đòan kinh tế xuyên quốc gia và đa quốc gia có vai trò ngày càng lớn, tiếp tục tăng cường vị thế ở các khâu thượng nguồn ( có giá trị gia tăng cao) trong chuỗi giá trị tòan cầu. DVPPBL ở khâu thượng nguồn, có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu nên các tập đoàn phân phối đa quốc gia sẽ tiếp tục lớn mạnh, tăng cường thế lực để mở rộng hệ thống phân phối hiện đại ở các thị trường bán lẻ mới nổi, mở cửa muộn, có tiềm năng lớn nhưng mức độ khai thác còn ít như Việt Nam. Tình hình đó sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các hệ thống phân phối bán lẻ của các tập đòan đa quốc gia với các nhà bán lẻ Việt Nam có sức cạnh tranh còn yếu trên thị trường bán lẻ Việt Nam, nhất là ở thị trường các đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm. Các nền kinh tế mới nổi (BRIC) sẽ tiếp tục tăng trưởng cao, thế lực ngày càng lớn, tương quan sức mạnh giữa các nước lớn sẽ thay đổi nhanh, cục diện kinh tế thế giới sẽ có nhiều biến chuyển khó lường, độ rủi ro và bất ổn của kinh tế thế giới ngày càng cao. Trung Quốc tiếp tục lớn mạnh nhanh, đang sử dụng công cụ tiền tệ để gia tăng áp lực đối với các nền kinh tế khác, đang đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế và thúc đẩy chuyển giao các máy móc thiết bị và công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng cũng như các sản phẩm không thân thiện với môi trường sang các nước có trình độ phát triển thấp hơn như Việt Nam qua kênh đầu tư FDI và xuất khẩu, làm tăng nguy cơ, thách thức đối với vấn đề đảm bảo an ninh kinh tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, an

sinh xã hội trong phát triển thị trường DVPPBL Việt Nam thời kỳ tới.

- Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phát triển nhanh và năng động nhất thế giới, thị trường bán lẻ ở khu vực này sẽ có tốc độ phát triển nhanh hơn các khu vực khác, hình thành nhiều hình thức liên kết để phát triển các kênh phân phối đa dạng trong khu vực, nhưng mức độ tranh giành ảnh hưởng, tranh giành thị trường của các tập đoàn phân phối đa quốc gia hàng đầu thế giới ở khu vực này sẽ ngày càng quyết liệt trong thời kỳ tới. Hoa kỳ sẽ đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối trực tiếp hàng hóa của họ ở khu vực thị trường bán lẻ Châu Á – Thái Bình Dương để đạt mục tiêu chiến lược đến năm 2015 tăng kim ngạch xuất khẩu gấp 2 lần năm 2010 thông qua thuc đẩy và sử dụng hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP ). EU và Ấn Độ tiếp tục tăng cường “Hướng Đông” , Nhật Bản, Liên Bang Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ đẩy mạnh “ Hướng Nam” để gia tăng ảnh hưởng đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là đối với ASEAN. Thị trường bán lẻ ASEAN sẽ trở thành một trong những tụ điểm cạnh tranh của các tập đoàn phân phối mạnh của các cường quốc công nghiệp phát triển và các nền kinh tế mới nổi. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang nổi lên thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới và khu vực, sẽ trở thành tụ điểm cạnh tranh của nhiều tập đoàn phân phối các nước phát triển và nhóm BRIC.

- Các nước ASEAN đang nỗ lực thúc đẩy hoàn thành cộng đồng kinh tế ( AEC) vào năm 2015, tiến tới xây dựng cộng đồng chung theo hiến chương ASEAN. Trong điều kiện tự do hóa thương mại và đầu tư (theo cam kết AFTA và ACIA), tiến tới AEC vào năm 2015, hình thành cộng đồng chung ASEAN vào những năm tiếp theo…, các tập đoàn phân phối của các nước ASEAN 6 mà phần nhiều có sức cạnh tranh mạnh hơn các doanh nghiệp phân phối Việt Nam, sẽ tăng cường mạng lưới phân phối của họ trên thị trường bán lẻ Việt Nam, làm gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường bán lẻ nước ta.

- Thị trường hàng hóa thế giới sẽ có nhiều biến động bị tác động mạnh bởi tăng giá nguyên nhiên vật liệu và tình trạng “lạm phát tòan cầu”, sẽ tác động mạnh đến tình hình thị trường bán lẻ Việt Nam, nhất là từ năm 2012

nước ta phải hội nhập sâu hơn theo các cam kết WTO và các FTA đã ký kết. Tình hình đó làm tăng những thách thức đối với công tác quản lý thị trường bán lẻ của nhà nước ta, nhất là trong các vấn đề về bảo đảm cân đối cung – cầu, bình ổn thị trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, an sinh xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược 2011- 2020, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu hơn để phát triển nhanh và bền vững. Nhiệm vụ của phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ là phải phát triển nhanh gắn với phát triển bền vững, góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược chung: tăng trưởng GDP bình quân 7-8 %/ năm, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng chất lượng và hiệu quả; đến năm 2020 GDP bình quân bình quân đầu người đạt trên 3000 USD, cân bằng được cán cân thương mại, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 8 triệu lao động của công nghiệp dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP.

- Phát triển DVPPBL của nước ta thời kỳ tới sẽ phải vượt qua những khó khăn thách thức lớn như: năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối Việt Nam còn yếu kém, nguồn nhân lực thiếu tính chuyên nghiệp và chậm được nâng lên, kết cấu hạ tầng cho phát triển dịch vụ phân phối còn lạc hậu và thiếu đồng bộ, dịch vụ Logistics chưa thể phát triển nhanh, các liên kết hàng dọc và hàng ngang chưa được các doanh nghiệp chú trọng tăng cường, hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại ở các đô thị đang bị các nhà phân phối lớn của nước ngoài thao tùng, chi phối.

- Hội nhập quốc tế, hội nhập thị trường bán lẻ và tham gia hệ thống phân phối tòan cầu của Việt Nam thời kỳ tới tiếp tục phải vượt qua nhiều khó khăn thách thức. Trên thị trường bán lẻ trong nước, thị phần của các doanh nghiệp phân phối Việt Nam đang bị thu hẹp, các nhà phân phối lớn nước ngoài sẽ tăng cường phương thức hiện diện thương mại và đẩy mạnh đầu tư mở các điểm bán lẻ mới không chỉ ở các đô thị lớn, nếu chính sách quản lý đầu tư FDI và chính sách đất đai trong lĩnh vực DVPPBL vẫn chậm được điều chỉnh thích ứng với tiến trình hội nhập thì sẽ gây nhiều khó khăn cho các nhà bán lẻ

Việt Nam. Trong thời kỳ tới, có nhiều khả năng nước ta sẽ đạt được thỏa thuận tham gia TPP, ký FTA với EU và một số đối tác chiến lược khác, bên cạnh những thuận lợi do các FTA này mở ra đối với Việt Nam trong mở rộng, tham gia hệ thống phân phối toàn cầu thì nước ta sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn về tiếp tục phải mở rộng thị trường dịch vụ phân phối trong nước sâu rộng hơn cho các nhà bán lẻ của các nước đối tác… Việc mở rộng, tham gia hệ thống phân phối tòan cầu của nước ta cũng không mấy dễ dàng do sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam còn yếu, năng lực mở rộng kinh doanh ngoài biên giới quốc gia của các doanh nghiệp phân phối Việt Nam vừa yếu vừa ít kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ của thương nhân và lao động trong ngành thương mại bán lẻ Việt Nam còn rất hạn chế…

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 153)