Cơ chế quản lý Nhà nước đối với dịch vụ phân phối bán lẻ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 50)

- Tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng Dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hoá giữ vai trò ngày

1.2.1.Cơ chế quản lý Nhà nước đối với dịch vụ phân phối bán lẻ

1.2.1.1. Phân định một số khái niệm và thuật ngữ

- Quản lý nhà nước đối với dịch vụ phân phối bán lẻ :

Quản lý Nhà nước đối với các DVPPBL ở thị trường trong nước là một bộ phận của quản lý Nhà nước đối với lưu thông phân phối hàng hoá nói chung, quản lý Nhà nước đối với các DVPP trên thị trường trong nước nói

riêng. Nó là một dạng phối hợp thực hiện chức năng của hệ thống quản lý Nhà nước về thương mại nhằm tác động có hiệu quả lên lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ thông qua việc sử dụng hệ thống các phương pháp, công cụ, biện pháp quản lý, các chính sách và cơ chế quản lý nhằm đạt tới những mục tiêu chiến lược phát triển thương mại trong từng thời kỳ. Do bản chất của hoạt động phân phối bán lẻ hàng hoá là hoạt động thương mại dịch vụ phân phối nên quản lý Nhà nước đối với DVPPBL mang những đặc điểm có tính đặc thù của quản lý Nhà nước về thương mại.

Tính tất yếu của quản lý Nhà nước đối với DVPPBL xuất phát từ các lý do chủ yếu sau :

Một là, phân phối bán lẻ là một khâu “trung gian” của quá trình lưu thông hàng hoá từ sản xuất đến tiêu dùng, quản lý được khâu này Nhà nước sẽ chi phối được cả sản xuất và tiêu dùng một cách tích cực để thúc đẩy sản xuất và định hướng tiêu dùng của xã hội.

Hai là, Dịch vụ phân phối bán lẻ là một phân ngành trong ngành dịch vụ phân phối, nó là một bộ phận cấu thành quan trọng của ngành thương mại và do đó là một thành tố, một lĩnh vực quan trọng của tổng thể nền kinh tế quốc dân nên không thể thiếu được sự quản lý của Nhà nước.

Ba là, trong lĩnh vực hoạt động DVPPBL chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn giữa các chủ thể cùng tham gia cạnh tranh trên thị trường bán lẻ (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa thương nhân với thương nhân, giữa thương nhân với người tiêu dùng và cộng động xã hội ...). Do đó, chỉ có Nhà nước mới đủ quyền lực để giải quyết các mâu thuẫn đó, chỉ có Nhà nước mới có đủ quyền lực để bảo vệ các dòng chảy hàng hoá tích cực và hợp pháp, hạn chế những dòng chảy hàng hoá tiêu cực và bất hợp pháp.

Bốn là, thực hiện cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối và các chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh doanh ngoài biên giới quốc gia, các hệ thống phân phối bán lẻ ngày càng mở rộng và phát triển xuyên quốc gia, có sự đan xen hợp tác và cạnh tranh giữa các hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước với các HTPPBL của các tập đoàn phân phối nước ngoài làm cho tính chất xã hội hoá trong

hoạt động DVPPBL ngày càng mang tính quốc tế hoá, toàn cầu hoá. Trong bối cảnh và điều kiện đó, việc Nhà nước quản lý lĩnh vực DVPPBL là cần thiết nhằm vừa bảo đảm cho lĩnh vực DVPPBL phát triển đúng hướng, vừa bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp phân phối trong nước, tạo lập môi trường giao lưu kinh tế, kết nối HTPPBL trong nước với hệ thống phân phối toàn cầu.

Năm là, trong lĩnh vực hoạt động phân phối bán lẻ hàng hoá trên thị trường trong nước, có nhiều thành phần kinh tế tham gia, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước chiếm cổ phần chi phối, đảm nhiệm vai trò nòng cốt trong các kênh phân phối bán lẻ hàng hoá một số mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng thuộc diện chính sách xã hội ... nhằm đảm bảo cung cầu và ổn định thị trường ... Nhà nước sử dụng nguồn lực của mình thông qua các doanh nghiệp này như là công cụ để điều chỉnh các quan hệ thị trường, điều tiết kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo vệ thị trường trước các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, đảm bảo an ninh xã hội, an ninh quốc gia. Mặt khác, một số địa bàn thị trường và một số mặt hàng quan trọng, đặc thù liên quan đến an ninh quốc gia, đến sức khoẻ và môi trường khi áp dụng chính sách hạn chế kinh doanh (cấm, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện ...) cần do các doanh nghiệp của Nhà nước đảm nhiệm. [5;56-57]

- Thể chế lưu thông hàng hoá, theo Đại từ điển kinh tế thị trường của Trung Quốc, gồm hai loại là thể chế kinh doanh và thể chế quản lý Nhà nước về lưu thông hàng hoá. Thể chế kinh doanh gồm hệ thống kênh lưu thông phân phối hàng hoá, thành phần kinh tế tham gia lưu thông hàng hoá và các hình thức kinh tế của hoạt động lưu thông hàng hoá, các hình thức kinh doanh và phương pháp kinh doanh lưu thông phân phối hàng hoá (ví dụ, trong đó phân thành các hình thức và phương pháp kinh doanh bán lẻ truyền thống, gồm chợ, cửa hàng bán lẻ ...; các hình thức và phương pháp kinh doanh hiện đại, gồm : Siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi ...). Thể chế quản lý Nhà nước về lưu thông, phân phối hàng hoá là tổng hợp các chế độ và biện pháp tổ chức, quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực lưu thông, phân phối hàng hoá nói chung, các hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá nói riêng; và là

bộ phận hợp thành của thể chế quản lý kinh tế của Nhà nước. Nó gồm ba nội dung chủ yếu : 1) Thiết lập chức trách của cơ quan hành chính và cơ quan nghiệp vụ các cấp từ trung ương đến cơ sở; 2) Phân chia quyền hạn quản lý giữa các cơ quan hành chính các cấp, các đơn vị nghiệp vụ; 3) Hình thức, phương pháp và cơ chế quản lý, là những biện pháp, qui định chế độ về các mặt có liên quan đến kinh doanh, phân phối và quản lý giữa cấp trên với cấp dưới. Thể chế lưu thông hàng hoá là một bộ phận của thể chế kinh tế trong các mô hình kinh tế thị trường cụ thể.[26]

- Thể chế quản lý nhà nước đối với DVPPBL là khuôn khổ cơ bản của sự vận động lưu thông, phân phối bán lẻ hàng hoá trên thị trường trong nước cũng như sự vận động của các chủ thể trong lĩnh vực PPBL hay nó là hình thái cụ thể của mô hình phân phối bán lẻ hàng hoá trên thị trường.

- Cơ chế quản lý của Nhà nước đối với DVPPBL là khái niệm dùng để chỉ phương thức (những hình thức và phương pháp) mà qua đó Nhà nước tác động vào lĩnh vực DVPP để hướng sự phát triển của nó đến các mục tiêu đó định. Đó là tổng thể các yếu tố có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo thành động lực dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển DVPPBL của nền kinh tế hướng tới các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ .

Phạm vi tác động của cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL bao trùm hoạt động của toàn bộ lĩnh vực hoạt động DVPPBL trong nền kinh tế quốc dân, liên quan đến tất cả các chủ thể kinh tế tham gia vào lĩnh vực PPBL. Trong mỗi thời kỳ phát triển của nền kinh tế và trong mỗi nền kinh tế cụ thể, đều có một cơ chế quản lý DVPPBL đặc trưng của nó, và chính cơ chế quản lý đó tạo dựng nên kiểu tổ chức HTPPBL vĩ mô đã xác lập của toàn nền kinh tế. Cơ chế quản lý của Nhà nước đối với DVPPBL một mặt tuân thủ được yêu cầu của các qui luật khách quan của kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, mặt khác phải có được một hệ thống các công cụ quản lý và chính sách quản lý phù hợp.

Như thế, cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL cần được quan niệm là một hệ thống đặc biệt, hoàn chỉnh, bao gồm cả mặt cơ cấu và những nhân tố riêng biệt tương đối độc lập, nhưng đồng thời cũng tác động lẫn nhau

một cách chặt chẽ. Chẳng hạn việc thực hiện các chương trình phát triển hệ thống chợ nông thôn hay các đại siêu thị ở các đô thị lớn ..., lại phụ thuộc vào chỗ các nhiệm vụ này được củng cố như thế nào bởi các nhân tố kích thích (như ưu đãi về thuế sử dụng đất và cấp đất làm mặt bằng xây dựng, lãi suất vốn vay ...), vào các yếu tố hình thành giá cả, các yếu tố đầu vào của hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế …v....v... Vì thế, cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL hoạt động với tính chất là một chỉnh thể, và hiệu quả hoạt động của nó được qui định bởi trình độ hoàn thiện của những mối liên hệ hữu cơ có tính điều chỉnh của các yếu tố hợp thành cũng như của mối liên hệ điều chỉnh giữa nó với các nhân tố có tính độc lập tương đối khác của thể chế lưu thông phân phối hàng hoá nói riêng, thể chế kinh tế nói chung trong tổng thể nền kinh tế ở các thời kỳ nhất định.

1.2.1.2. Nội dung, cơ cấu và cấu trúc trong cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL

* Nội dung cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL

Tuy bản chất chung của cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL trong nền kinh tế là mang tính chủ quan, phản ánh mong muốn và ý chí của chủ thể quản lý là Nhà nước, nhưng nội dung của nó lại gồm cả các nhân tố khách quan và chủ quan cùng mối quan hệ giữa cái chủ quan với cái khách quan. Các nội dung cụ thể gồm :

Một là, cơ chế tự vận động của các hệ thống bỏn lẻ trong nền kinh tế, là biểu tượng của nhân tố khách quan và là cơ sở nhận thức hình thành cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL trên thị trường trong nước

Hai là, phương thức (các phương pháp, hình thức ...) tác động của chủ thể quản lý là Nhà nước nhằm định hướng và dẫn dắt sự vận động và phát triển của toàn bộ lĩnh vực PPBL tới các mục tiêu xác định; nó mang tính chủ quan.

Ba là, nguyên tắc tác động và mức độ phản ánh của các nhân tố khách quan trong các yếu tố cấu thành của cơ chế quản lý (cái khách quan trong cái chủ quan). Nhà nước tác động vào lĩnh vực DVPPBL thông qua cơ chế quản lý chứ không thể tác động trực tiếp vào hoạt động DVPPBL của các chủ thể kinh tế (Đây là điểm khác biệt giữa quản lý Nhà nước về phân phối bán lẻ

hàng hoá trong nền kinh tế thị trường hiện nay so với quản lý Nhà nước về phân phối bán lẻ hàng hoá trong mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước năm 1990 ở Việt Nam).

Tuy nhiên, cần thấy rằng dù là tác động trực tiếp hay gián tiếp, dù là có phương thức đúng hay sai thì mỗi tác động của Nhà nước đều nhanh hay chậm, ít nhiều làm thay đổi trạng thái của các hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá cụ thể cũng như trạng thái của lĩnh vực DVPPBL trong toàn nền kinh tế. Điều quan trọng là nếu Nhà nước nhận thức được cơ chế vận động của HTPPBL (nhân tố khách quan) để vận dụng và coi nó là đối tượng nhận sự tác động của cơ chế quản lý Nhà nước thì các chính sách và công cụ quản lý được sử dụng mới có thể đem lại cho Nhà nước kết quả mong muốn; ngược lại, nếu Nhà nước không nhận thức được cơ chế vận động của nó, tác động vào nó bằng cơ chế quản lý chủ quan duy ý chí thì tất yếu các chính sách và công cụ quản lý sẽ đem lại kết quả ngược với mục tiêu mong muốn. Nói cách khác, nếu Nhà nước không nhận thức được đúng vai trò của mình trong việc điều khiển, quản lý các HTPPBL trong nền kinh tế thì nó sẽ tự vận động theo cơ chế tự do trên thị trường. Đây là vấn đề phương pháp luận có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thiết kế xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL ở nước ta hiện nay, đặc biệt là quản lý HTPP các mặt hàng lương thực, xăng dầu, sắt thép, xi măng... và trong quản lý sự phát triển của các HTPPBL hiện đại như siờu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi...

* Cơ cấu của cơ chế quản lý Nhà nước đối DVPPBL

Cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL có cơ cấu phức tạp. Trong đó, có thể phân ra những mặt cắt cơ bản sau :

- Cơ cấu các bộ phận, yếu tố cơ bản của cơ chế quản lý Nhà nước đối

với DVPPBL bao gồm: Chế độ, chính sách, pháp chế (bao gồm hệ thống pháp luật và các cơ quan chức năng thi hành pháp luật), các công cụ kinh tế (lãi suất, thuế suất, giá cả, các quĩ hỗ trợ phát triển của Nhà nước ...), các chương trình mục tiêu (như chương trình phát triển chợ; chương trình phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ hiện đại ...), các dự án trọng điểm (cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh / thành phố) về xây dựng các trung tâm mua

sắm lớn tại các đô thị ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ cấu chức năng của cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL nói

lên phương thức tác động của nó đến việc thực hiện các chức năng phân phối quan trọng nhất. Chẳng hạn như: Kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt, bảo đảm cung cầu hàng hoá trên thị trường, bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, nhạy cảm, tăng năng suất lao động, quản lý tiến bộ kỹ thuật - công nghệ trong lĩnh vực phân phối, tiết kiệm năng lượng và các tài nguyên khác, bảo vệ môi trường, kết hợp lợi ích xã hội với lợi ích doanh nghiệp và lợi ích cá nhân …v...v...

- Cơ cấu theo cấp độ của cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL. Đó là các phương thức thực hiện chức năng chiến lược và phương thức thực hiện chức năng trước mắt của quản lý Nhà nước đối với sự phát triển DVPPBL, sự tác động lẫn nhau giữa các cơ quan với người lao động, giữa các cơ quan và người thực hiện; việc quản lý ở các cấp của nền kinh tế quốc dân, ở cấp ngành (Bộ Công Thương), vùng, cấp tỉnh (với Sở Công Thương), và cấp cơ sở ...; và tổ chức các mối liên hệ giữa chúng, cũng như các mối quan hệ quản lý phân phối hàng hoá theo chiều ngang giữa các ngành, giữa người sản xuất hàng hoá với người phân phối và người tiêu dùng.

- Cơ cấu của cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL theo phân cấp quản lý của bộ máy quản lý nền kinh tế quốc dân. Trong phạm vi tác động của cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL, nó sẽ được thực hiện, biểu hiện theo các quan điểm đã hình thành đối với việc xây dựng các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung, về lĩnh vực phân phối hàng hoá nói riêng, như về hình thành các khu vực Trung tâm thương mại - dịch vụ, các Tập đoàn và các Tổng công ty Nhà nước cũng như mạng lưới phân phối bán lẻ ở cấp cơ sở ...

* Cấu trúc tổng quát của cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL:

Từ góc độ thiết kế xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL, có thể xác định cấu trúc tổng thể của nó gồm các bộ phận chủ yếu sau :

Một là, các mục tiêu hướng tới của cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL

của nước ta, các mục tiêu hướng tới đó có thể là: 1) Đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt từ sản xuất đến tiêu dùng, kết nối lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng của xã hội, đảm bảo cung cầu hàng hoá và góp phần đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định thị trường hàng hoá trong nước và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; 2) Mở rộng và phát triển theo chiều sâu các HTPPBL

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 50)