Các hình thức tổ chức hoạt động bán lẻ trong các hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 36)

phối bán lẻ hàng hoá

Mỗi hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá đều thiết lập các hình thức tổ chức hoạt động bán lẻ phù hợp với tính chất và qui mô của hệ thống đó, trên thực tiễn, các hình thức tổ chức hoạt động bán lẻ rất đa dạng, từ cách tiếp cận vĩ mô, có thể phân loại theo các tiêu chí khác nhau :

+ Theo quy mô hoạt động, người ta có thể chia các hình thức tổ chức bán lẻ thành các loại như : Đại siêu thị, siêu thị, siêu thị mini, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, chợ, cửa hàng, kiốt ... Ở Việt Nam, việc phân chia qui mô các hình thức tổ chức bán lẻ được thực hiện theo Qui chế về siêu thị, trung tâm thương mại được ban hành kèm theo quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương). Theo Qui chế này, siêu thị và trung tâm thương mại được định nghĩa như sau :

* Siêu thị : Là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hoá của khách hàng. (Trên thế giới, thường phân loại siêu thị theo qui mô gồm hai loại : Supermarket và Hypermarket – siêu thị và đại siêu thị). [1; khoản 1, điều 2]

* Trung tâm thương mại : Là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ: hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuế ... được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý,

tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng. [1; khoản 2, điều 2]

* Cửa hàng bán lẻ : Là những cửa hàng bán lẻ có qui mô nhỏ, không được xếp hạng siêu thị hay trung tâm thương mại. Cửa hàng bán lẻ có nhiều loại khác nhau, tuỳ theo tiêu chí và cách tiếp cận để phân định các loại cửa hàng. Trong đó các hình thức cửa hàng phổ biến như : Cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán giá rẻ, cửa hàng đại lý độc quyền, cửa hàng dạng nhà kho.

* Chợ là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại, với các hình thức đa dạng được phân loại tuỳ theo tiêu thức. Trong đó, theo chức năng lưu thông hàng hoá có các chợ đầu mối bán buôn, các chợ bán lẻ; theo địa bàn có các chợ đô thị, chợ nông thôn; theo phương thức phục vụ có các chợ truyền thống và các chợ hiện đại …v…v… Các chợ bán lẻ truyền thống là một cấu phần quan trọng của hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá vĩ mô của nền kinh tế.

* Cửa hàng tiện dụng (hay còn gọi là cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tiện ích) : là những cửa hàng bán lẻ nhỏ, chỉ bán một số mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng. Hàng hoá trong cửa hàng tiện ích chủ yếu tập trung vào nhóm mặt hàng chính sau : Hoá mỹ phẩm; thực phẩm khô; đồ uống; thuốc lá; bánh kẹo; văn hoá phẩm; văn phòng phẩm; đồ gia dụng, thiết bị cầm tay; đồ chơi, quà lưu niệm ... Ngoài ra, các cửa hàng tiện dụng còn có thể cung cấp các dịch vụ tại nhà như : tư vấn mua sắm, thông tin du lịch; sửa chữa đồ điện, thiết bị điện gia dụng; sửa chữa nội thất, trang thiết bị gia đình, văn phòng; lau dọn nhà cửa, hút bụi, làm sạch thảm ...[79]

* Trung tâm mua sắm (Tiếng Anh : Shoppin center/mall) là cơ sở bán lẻ tập trung, trong đó có bố trí nhiều loại hình cửa hàng bán lẻ hàng hoá, cửa hàng ăn uống và các cơ sở dịch vụ khác ..., có một vài siêu thị và / hoặc cửa hàng bách hoá đóng vai trò hạt nhân và là tâm điểm để thu hút khách đến trung tâm mua sắm (ở Việt Nam chưa có qui định cụ thể về trung tâm mua sắm nhưng nó được quan niệm như là một dạng trung tâm thương mại.

thức tổ chức bán lẻ cố định (cửa hàng, kiốt ...), hình thức tổ chức bán lẻ lưu động (xe bán hàng lưu động, các cửa hàng lưu động ...), hình thức tổ chức bán lẻ trực tuyến (bán lẻ trên mạng).

+ Theo phạm vi mặt hàng kinh doanh bán lẻ người ta chia các hình

thức tổ chức bán lẻ hàng hoá thành các loại : Cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện dụng, các siêu thị chuyên doanh, và các siêu thị tổng hợp, cửa hàng bách hoá.

+ Theo phương thức bán hàng (bán lẻ), người ta chia làm hai loại hình thức tổ chức hoạt động bán lẻ : Các hình thức tổ chức bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng, kiốt, xe bán hàng rong), các hình thức tổ chức bán lẻ hiện đại (Trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện dụng, cửa hàng ảo, siêu thị ảo, chợ ảo, gian hàng ảo ...). [26]

+ Theo phương thức tổ chức kinh doanh bán lẻ, người ta chia làm ba loại hình thức tổ chức hoạt động bán lẻ : Hình thức tổ chức kinh doanh bán lẻ độc lập (cửa hàng bán lẻ độc lập, siêu thị độc lập ...); hình thức tổ chức kinh doanh bán lẻ theo chuỗi liên kết (chuỗi cửa hàng tiện lợi, chuỗi siêu thị ...); và hình thức tổ chức kinh doanh bán lẻ trên mạng / trực tuyến.

1.1.3. Vai trò của lĩnh vực phân phối bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân

Trong tất cả các quốc gia có đầy đủ dữ liệu, lĩnh vực phân phối (bán buôn và bán lẻ cộng lại) chiếm một phần đáng kể trong các hoạt động kinh tế. Phần đóng góp của lĩnh vực phân phối trong tổng GDP nằm trong khoảng từ 8% ở Đức, Ireland đến trên 20% ở Hồng Kông, Trung Quốc và Panama. Tại nhiều nền kinh tế, lĩnh vực này chỉ đứng thứ hai sau lĩnh vực chế tạo về mức đóng góp GDP và vượt trên các lĩnh vực khác như nông nghiệp, khai khoáng, vận tải, viễn thông và dịch vụ tài chính. Đóng góp của lĩnh vực này trong việc tạo công ăn việc làm thường còn lớn hơn đóng góp vào GDP, thể hiện khả năng thu hút lao động mạnh mẽ của lĩnh vực này. Dịch vụ bán lẻ bao giờ cũng sử dụng nhiều lao động hơn dịch vụ bán buôn. Chỉ số thể hiện tầm quan trọng của lĩnh vực phân phối trong các hoạt động kinh doanh chính là tỷ lệ số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối trong tổng số các doanh nghiệp trong một nền kinh tế, tỷ lệ này nằm trong khoảng từ nhỏ hơn 20% tại Hoa

Kỳ, Đan Mạch và Ireland, lên tới 40% tại Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Một số nước có số lượng tương đối lớn các doanh nghiệp phân phối là do đặc thù có nhiều doanh nghiệp bán lẻ qui mô nhỏ. Ở Việt Nam, dịch vụ phân phối đóng góp 13 - 14% vào tổng GDP của nền kinh tế từ sau năm 2004 đến nay.

Lĩnh vực phân phối đã lớn mạnh về giá trị tuyệt đối tại hầu hết các nước OECD, trong đó phát triển nhanh nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc. Số lao động trong lĩnh vực này cũng tăng tại hầu hết các nước (ngoại trừ Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển). Do mức tăng trưởng sản lượng của lĩnh vực này mạnh hơn mức tốc độ tăng lao động, nên năng suất lao động trong thời gian này cũng tăng, điển hình nhất là tại Nhật Bản, Đan Mạch và Thụy Điển. Rất ít quốc gia có cơ sở dữ liệu cho phép phân tích tốc độ tăng giá trị sản xuất và lao động riêng cho lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, và không có xu hướng nào nổi bật [42;3]

Trong nền kinh tế thị trường và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các DVPPBL có các vai trò chủ yếu sau :

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 36)