Quan niệm chung:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 61)

- Tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng Dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hoá giữ vai trò ngày

a)Quan niệm chung:

Ở góc độ tiếp cận của ngành thương mại, chính sách phát triển DVPPBL là chính sách thương mại cụ thể hay nó là chính sách bộ phận của chính sách thương mại trong nước. Thương mại bán lẻ hàng hoá là một bộ phận của thương mại trong nước. Thương mại với tư cách là một ngành của nền kinh tế quốc dân nhưng hoạt động chủ yếu trong khâu phân phối, lưu thông. Quá trình tái sản xuất xã hội là một chu trình tuần hoàn bao gồm các khâu : Sản xuất - phân phối - lưu thông - tiêu dùng. Thương mại nằm trong khâu phân

phối, lưu thông của quá trình tái sản xuất xã hội và đảm nhiệm chức năng lưu chuyển hàng hoá xã hội, kết nối sản xuất với tiêu dùng. Trong đó, thương mại bán lẻ chỉ là một khâu cuối cùng trong quá trình lưu thông hàng hoá, thực hiện chức năng phân phối hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Ở góc độ tiếp cận này thì chính sách phát triển DVPPBL là loại chính sách cụ thể của chính sách lưu thông hàng hoá của Nhà nước.

Ở góc độ chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong tổ chức phát triển nền kinh tế nói chung, tổ chức quản lý quá trình phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hoá nói riêng thì chính sách phát triển DVPPBL là một nội dung

quan trọng của quản lý Nhà nước đối với sự hình thành, phát triển DVPPBL trên thị trường trong nước. Để tổ chức phát triển DVPPBL trong toàn nền kinh tế theo mục tiêu mong muốn, hạn chế sự hình thành các loại hỡnh DVPPBL một cách tự phát hoặc không phù hợp với định hướng qui hoạch phát triển, Nhà nước áp dụng chính sách khuyến khích sự phát triển các loại hỡnh DVPP có hiệu quả cao, hiện đại, và hạn chế sự phát triển các loại hình DVPP kém hiệu quả. Ở phương diện này, các chính sách cụ thể về phát triển DVPPBL là một bộ phận trong cấu trúc của cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL

Trên thực tế, trong tổ chức phát triển DVPPBL trong nền kinh tế, Nhà nước áp dụng nhiều loại chính sách kinh tế khác nhau, như chính sách đất đai, chính sách thương mại, chính sách đầu tư, chính sách tài chính, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách khoa học & công nghệ, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế ... Vì thế, chính sách phát triển DVPPBL không phải là chính sách kinh tế có tính độc lập tương đối, mà nó là một chính sách cụ thể của các chính sách kinh tế nêu trên.

Ở góc độ quản lý Nhà nước về thương mại, chính sách phát triển DVPPBL cũng không có vị trí độc lập tương đối, mà nó thường là sự cụ thể hoá của các chính sách thương mại tổng quát.

Để định vị chính sách phát triển DVPPBL trong hệ thống chính sách kinh tế nói chung, chính sách thương mại nói riêng, cần phân định một số khái niệm về chính sách thương mại có phạm vi điều chỉnh rộng hơn và bao chứa nội dung cụ thể của chính sách phát triển DVPPBL

Chính sách thương mại tổng quát là một hệ thống quan điểm, nguyên

tắc điều chỉnh và các qui định, công cụ, biện pháp thích hợp mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại trong và ngoài nước ở những thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Nội dung chính sách thương mại tổng quát (hay còn gọi là chính sách chung, có tính đường lối) qui định các vấn đề thương nhân và hoạt động của thương nhân, vấn đề phát triển thương mại trong nước và quốc tế, chức trách

của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại, tổ chức lưu thông hàng hoá, phát triển thương mại các vùng khó khăn, vấn đề tự do hoá và bảo hộ mậu dịch, thuế quan và phi thuế quan, trách nhiệm và quyền hạn của các doanh nghiệp thương mại khi kinh doanh thương mại trong nước hay với nước ngoài, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại.

Tuỳ theo cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu, người ta có thể phân loại các chính sách thương mại cụ theo các tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn:

Theo phạm vi không gian địa lý kinh tế của hoạt động thương mại,

phân chia thành: Chính sách thương mại trong nước và chính sách thương mại quốc tế (tên gọi cũ là chính sách nội thương và chính sách ngoại thương).

Theo đối tượng trao đổi, mua bán trong hoạt động thương mại, phân chia thành: Chính sách thương mại hàng hoá và chính sách thương mại dịch vụ.

Theo phân ngành dịch vụ phân phối chia thành chính sách phát triển

dịch vụ phân phối bán buôn và chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ

Theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào hoạt động thương mại, phân

chia thành: Chính sách tự do hoá thương mại và chính sách bảo hộ thương mại (còn gọi là bảo hộ mậu dịch).

Theo mức độ hội nhập thể chế thương mại toàn cầu, phân chia thành:

Chính sách thuế và chính sách phi thuế.

Theo các thành tố của hoạt động thương mại, phân chia thành: Chính sách thương nhân (ai), chính sách mặt hàng (cái gì), chính sách thị trường (ở đâu), chính sách đầu tư phát triển thương mại (điều kiện nào), chính sách phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh phân phối sản phẩm, hàng hoá (bằng cách nào, với hình thức nào).

Như vậy, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ lại là chính sách thương mại cụ thể của chính sách thương mại tổng quát.

Từ các cách tiếp cận nêu trên, ta có thể đưa ra quan niệm chung về chính sách phát triển DVPPBL như sau:

Chính sách phát triển DVPPBL là sự cụ thể hoá nội dung của chính sách thương mại tổng quát , nó gồm một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc điều chỉnh lĩnh vực hoạt động phân phối bán lẻ cùng các qui định, các công

cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh sự phát triển

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 61)