CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHÂN PHỐI BÁN LẺ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 28)

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1. Khái quát đặc điểm và các xu hướng phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa bán lẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa

1.1.1. Tính tất yếu khách quan của hoạt động phân phối hàng hoá trong nền kinh tế thị trường nền kinh tế thị trường

Hoạt động phân phối hàng hoá thuộc lĩnh vực lưu thông, trao đổi hàng hoá. Lưu thông hàng hoá là chỉ quá trình chuyển dịch hàng hoá từ khu vực sản xuất đến khu vực tiêu thụ. Đây là một quá trình vô cùng phức tạp, trong quá trình này có ba nhân tố tham gia : Người sản xuất, người phân phối và người tiêu thụ. Trong vòng quay lưu thông hàng hoá, hoạt động phân phối được thực hiện trong suốt quá trình hàng hoá được chuyển từ khu vực sản xuất sang khu vực tiêu dùng. Trong điều kiện xã hội hoá sản xuất và lưu thông hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá từ sản xuất tới tiêu dùng thường phải qua 4 khâu chủ yếu : Khâu thu mua, khâu vận tải, khâu tồn giữ, khâu tiêu thụ. Nếu như thông qua khâu thu mua, sản phẩm của người sản xuất chuyển thành hàng hoá và thoát ly khỏi khu vực sản xuất đi vào lĩnh vực lưu thông, thì ở khâu tiêu thụ, hàng hoá được chuyển từ lĩnh vực lưu thông vào lĩnh vực tiêu dùng; đó là cách thức để thoả mãn nhu cầu của sản xuất và cũng là điều kiện tất yếu của sản xuất hàng hoá.

Sự phân công lao động lớn lần thứ ba trong xã hội loài người (lần thứ nhất: Tiền tệ xuất hiện làm vật trao đổi ngang giá thay cho trao đổi giữa vật và vật trong xã hội công xã nguyên thuỷ; lần thứ hai : Trao đổi được chuyên môn hoá, thủ công nghiệp trở nên độc lập, sản xuất hàng hoá hình thành) dẫn đến việc tách riêng chức năng sản xuất khỏi phân phối, tạo nên tầng lớp thương nhân chuyên phân phối hàng hoá. Dịch vụ phân phối dần dần trở thành một bộ phận quan trọng trong phân công lao động xã hội, một khâu trung gian tất yếu giữa sản xuất, lưu thông và tiêu dùng, là điều kiện thực hiện

giá trị sản xuất hàng hoá, là khâu trung gian không thể thiếu được để thúc đẩy tái sản xuất. Như thế, trong nền kinh tế hàng hoá, hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng phải trải qua một chuỗi (ngắn hoặc dài) các hoạt động mua và bán, hình thành hệ thống phân phối hàng hoá.

Trong các nền kinh tế thị trường hiện đại, lĩnh vực phân phối là sự kết nối sống còn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hoạt động của lĩnh vực này ảnh hưởng mạnh mẽ tới lợi ích của người tiêu dùng. Hiệu quả và tính cạnh tranh tăng trong hệ thống phân phối có thể dẫn đến việc giảm giá, đặc biệt khi chiết khấu phân phối chiếm phần đáng kể trong giá bán của các sản phẩm cuối cùng, và giảm được sự méo mó trong cơ cấu giá. Hơn nữa, việc cung cấp sản phẩm cũng ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, lĩnh vực phân phối không chỉ đơn thuần là người giao hàng hay chỉ có một vai trò duy nhất. Hoạt động phân phối còn cung cấp cho người tiêu dùng một loạt các dịch vụ bổ sung (địa điểm thuận lợi, đảm bảo về giao hàng, các thông tin và môi trường kinh doanh) là những dịch vụ giúp cho sự lựa chọn chính xác hơn, và tăng thêm sự thuận tiện hơn khi mua hàng. Đồng thời, nó cũng cung cấp cho nhà sản xuất nhiều thông tin cần thiết để điều chỉnh những quyết định của họ theo nhu cầu của người tiêu dùng. Sự thất bại của ngành phân phối trong việc thực hiện đầy đủ vài trò của mình có thể dẫn tới những sai lệch lớn trong việc phân bổ nguồn lực và thiệt hại về kinh tế, như đã xảy ra ở nhiều nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.

Việc thừa nhận rằng chính sự cạnh tranh ngày càng tăng, cả ở thị trường trong và ngoài nước, có thể cải thiện hoạt động của lĩnh vực phân phối sẽ đứa đến việc giảm bớt các qui định và tăng cường tự do hoá trong lĩnh vực này. Đồng thời, phạm vi của lĩnh vực phân phối trong thương mại quốc tế đã được phát triển nhanh chóng thông qua việc mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc phát triển các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin. Các cuộc đàm phán về dịch vụ phân phối của vòng Urugoay đã phản ánh cố gắng đầu tiên để củng cố xu hướng mở cửa thị trường này và tạo thuận lợi cho quá trình từng bước tự do hoá. Tuy nhiên, người ta vẫn còn hoài nghi rằng vẫn còn những khoảng cách đáng kể cần tiếp tục tự do hoá và chuyển thành các cam kết đa phương. [42;1-5]

1.1.2. Bản chất và phân loại hoạt động phân phối hàng hoá

Hoạt động phân phối hàng hoá mang bản chất của hoạt động dịch vụ. Nó là hoạt động lao động có tính chất phục vụ và mang tính xã hội của con người để tạo ra những sản phẩm có giá trị và giá trị sử dụng, đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thoả mãn nhu cầu sản xuất hay đời sống của con người và là một thực thể quan trọng cấu tạo nên GDP của nền kinh tế quốc dân.

Trong Danh mục Phân loại Các ngành dịch vụ, tài liệu mã số MTN.GNS/W/120 (W/120) (trong khuôn khổ của WTO) được xây dựng trong Vòng Uruguay và phần lớn dựa trên Danh mục Phân loại tạm thời các sản phẩm chính của Liên Hiệp Quốc (CPC), lĩnh vực dịch vụ phân phối được định nghĩa bao gồm bốn nhóm dịch vụ chính : Dịch vụ đại lý uỷ quyền, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và nhượng quyền (franchising). Các đại lý uỷ quyền khác với những nhóm còn lại ở chỗ họ tiến hành giao dịch thay mặt cho người khác, ví dụ họ bán những mặt hàng được cung cấp và thông thường những hàng này thuộc sở hữu của người khác cho những người bán buôn, bán lẻ hoặc các cá nhân. Dịch vụ bán buôn bao gồm việc bán hàng cho những người bán lẻ, những doanh nghiệp sử dụng của các ngành công nghiệp, thương mại, các tổ chức hoặc các đơn vị chuyên môn, hoặc cho những người bán buôn khác. Những người bán lẻ bán hàng phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình. Những người nhượng quyền bán một số quyền và ưu đãi cụ thể, ví dụ như quyền sử dụng một mô hình bán lẻ cụ thể hoặc một thương hiệu.

Danh mục CPC xác định rằng “Dịch vụ chính do các nhà bán buôn và bán lẻ thực hiện là bán lại hàng hoá, kèm theo hàng loạt các dịch vụ phụ trợ có liên quan khác, như : Bảo quản lưu kho hàng hoá; lắp rắp, sắp xếp và phân loại đối với hàng hoá khối lượng lớn, bốc dỡ và phân phối lại đối với hàng hoá khối lượng nhỏ; dịch vụ giao hàng; dịch vụ bảo quản lạnh; các dịch vụ khuyến mãi do những người bán buôn thực hiện; và các dịch vụ liên quan đến việc kinh doanh của người bán lẻ như chế biến phục vụ cho bán hàng, dịch vụ kho hàng và bãi đỗ xe”. [42;2]

Trong thực tế, sự phân phối giữa các nhóm nhà phân phối có thể không rõ ràng. Nhiều doanh nghiệp thực hiện một vài chức năng, hoặc nhà sản xuất cũng có thể tự mình thực hiện chức năng phân phối. Hơn nữa, định nghĩa về

dịch vụ phân phối có thể chưa thực sự phản ánh đầy đủ vai trò ngày càng rộng của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Ví dụ, sự thay đổi trong lĩnh vực sản xuất hướng tới các kỹ thuật sản xuất được kiểm soát chặt chẽ đã khiến hệ thống phân phối trở nên phức tạp. Bên cạnh những hoạt động mà danh mục CPC phần nào đã tiên lượng trước như bảo quản lưu kho, quảng cáo và đóng gói, các nhà phân phối phải thực hiện thêm một số chức năng như đặt cọc trước, kiểm soát và quản lý chất lượng.

Sơ đồ 1.1. Các kênh lưu thông hàng hoá và các cấp trung gian thương mại trong nền kinh tế thị trường [57;5]

- Bán buôn, theo cơ quan Thống kê của Liên Hợp quốc (UNSTATS) là việc bán lại (bán mà không có chế biến) hàng mới và hàng đã qua sử dụng, cho các nhà bán lẻ, các nhà công nghiệp, thương mại, các đối tượng sử dụng chuyên nghiệp, hay các tổ chức, hay các nhà buôn khác, gồm cả các đại lý và môi giới mua hoặc bán hàng cho các đối tượng kể trên. Theo Từ điển kinh tế thị trường( tra cứu trực tuyến) thì bán buôn được định nghĩa là hình thức “bán

Người sản xuất/ Nhập khẩu Người tiêu dùng Nguời sản xuất/ Nhập khẩu Người bán lẻ tiêu dùngNgười Nguời sản xuất/ Nhập khẩu Nguời

bán buôn Người bán lẻ tiêu dùngNguời

Kênh trực tiếp Kênh ngắn Kờnh trung bình Kênh

dài sản xuất/Người Nhập khẩu Đại lý, môi giới Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng

hàng của người sở hữu hàng hoá cho người sản xuất để chế biến ra sản phẩm hoàn chỉnh hoặc chế biến lại nhằm nâng cao phẩm chất, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, hoặc bán cho thương nhân khác để bán lẻ cho người tiêu dùng”. Trong lĩnh vực bán buôn, hàng hoá chứa đi vào lĩnh vực tiêu dùng

cá nhân mà còn nằm trong lĩnh vực lưu thông hoặc đi vào một quá trình sản xuất mới để trở lại lưu thông dưới hình thái hàng hoá khác. Hoạt động bán buôn là một công đoạn của quá trình lưu thông hàng hoá và thường chi phối công đoạn bán lẻ. Bán buôn thường thực hiện với số lượng lớn và giá cả thấp hơn giá bán lẻ, tức là giá trị đầy đủ của hàng hoá. Người bán buôn không phải là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hay sở hữu sản phẩm. Người bán buôn đóng vai trò trung gian trong việc chuyển hàng hoá từ người sản xuất đến người bán lẻ.

- Bán lẻ theo từ điển kinh tế thị trường(tra cứu trực tuyến) là hình thức “bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân của họ, từ đây hàng hoá kết thúc quá trình lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng cá nhân; giá trị hàng hoá được thực hiện đầy đủ”.

Ngoài ra còn có khá nhiều định nghĩa khác nhau về bán lẻ :

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, bán lẻ là hình thức “bán từng cái, từng ít

một trực tiếp cho người tiêu dùng”. [25;95]

Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của tài liệu số TN.GNS/W/120 (W/120) của vòng đàm phán Uruguay của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và danh mục sản phẩm chính tạm thời của Liên Hợp quốc (CPC) định nghĩa : “Bán lẻ là hoạt động bán hàng hoá cho người tiêu dùng hoặc các hộ

tiêu dùng từ một địa điểm cố định (cửa hàng, kiốt) hay một địa điểm khác (bán trực tiếp) và các dịch vụ phụ liên quan”. [42;2]

Trong cuốn sách “Quản trị Marketing” Philip Kotler đã định nghĩa bán lẻ như sau : “Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán

hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh”. [43;628]

Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đưa ra định nghĩa : “Bán lẻ bao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gồm việc bán hàng cho cá nhân hoặc hộ gia đình để họ tiêu dùng, tại một địa điểm cố định, hoặc không tại một địa điểm cố định mà qua các dịch vụ liên quan”.

Như vậy, mặc dù có thể định nghĩa bán lẻ theo nhiều cách khác nhau

nhưng tất cả đều thể hiện một đặc điểm chung của bán lẻ đó là việc đưa hàng

hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng (Tiêu dùng trong sản xuất và tiêu dùng

của cá nhân hay gia đình). Nghĩa là, bán lẻ là công đoạn cuối cùng trong khâu lưu thông để sản phẩm đến với người tiêu dùng. Lĩnh vực thương mại bán lẻ, bao gồm những cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hoá và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho bán hàng; gồm hai loại nhà bán lẻ chính là các nhà bán lẻ qua chợ, cửa hàng, và các nhà bán lẻ không qua cửa hàng.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 28)