Chính sách thương nhân:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 133)

+ Luật thương mại 1997 đã xác định quan điểm và nguyên tắc cơ bản của chính sách thương nhân : Thương nhân thuộc các thành phần kinh tế được nhà Nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động thương mại, được bảo hộ quyền hoạt động thương mại hợp pháp (Điều 7). Luật Thương mại mới 2005 cũng qui định : Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức mà pháp luật không cấm,

được Nhà nước bảo hộ quyền hoạt động thương mại hợp pháp. Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo pháp luật.

+ Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 311/QĐ- TTg) đã cụ thể hoá chính sách thương nhân: “Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng lưới kinh doanh của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế”. Đồng thời Đề án cũng đề ra giải pháp: “Thực hiện các chính sách thích hợp để khuyến khích thương mại tư nhân (cá nhân và hộ kinh doanh) cùng các Hợp tác xã trở thành mạng lưới đại lý tiêu thụ chủ yếu và đối tác cơ bản ký kết, thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư và hàng tiêu dùng cho nông dân”. Tiếp theo, Đề án phát triển thương mại trong nước đến 2010 và định hướng đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định 27/2007/QĐ-TTg) đã đề ra chính sách : Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các Hiệp hội bán buôn, bán lẻ, chợ, siêu thị, hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đã được thành lập nhằm tạo mối liên doanh liên kết, xây dựng và quảng bá thương hiệu ...v...v... Xây dựng và khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp thương mại chủ yếu như: Các tập đoàn, công ty mẹ - con kinh doanh hàng hoá chuyên ngành hoặc kinh doanh hàng hoá tổng hợp, các công ty thương mại bán lẻ hiện đại, các công ty kinh doanh dịch vụ logistics, các công ty (hoặc hợp tác xã) quản lý và kinh doanh chợ, các công ty cổ phàn sản xuất chế biến và tiêu thụ hàng nông sản - thực phẩm, các hợp tác xã thương mại và dịch vụ nông thôn, các hộ kinh doanh. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh các nhóm mặt hàng có mối quan hệ với nhau trong tiêu dùng, phát triển mối liên kết ngang trong khâu phân phối, trong khâu bán buôn và liên kết ngang trong khâu bán lẻ thông qua việc cùng phát triển mạng lưới cửa hàng tiện lợi.

+ Đối với chính sách thương nhân thuộc các thành phần kinh tế:

• Chính sách đối với doanh nghiệp thương mại Nhà nước: Để góp phần thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp thương mại Nhà nước được củng cố và phát triển trong những

lĩnh vực và ở những địa bàn quan trọng theo định hướng của Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước (Điều 8, Luật Thương mại 1997). Thương mại Nhà nước thực hiện vai trò nòng cốt và dẫn dắt thị trường thông qua hai tiêu thức cơ bản là: thị phần bán buôn và tỷ trọng xuất, nhập khẩu đối với mặt hàng trọng yếu, ngày càng có nhiều thương nhân đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước (Đề án tổ chức lại thị trường trong nước, ban hành kèm theo Quyết định 311/QĐ-TTg). Các lĩnh vực, ngành hàng kinh doanh do doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn hoặc khi cổ phần hoá Nhà nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối được qui định tại Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg.

• Chính sách đối với thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam, theo Luật thương mại mới 2005, thương nhân nước ngoài được thành lập văn phòng đại diện, thành lập chi nhánh, thành lập doanh nghiệp liên doanh, thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam ... trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp mua bán hàng hoá theo pháp luật Việt Nam và phụ hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo qui định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam. Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong các trường hợp: Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép; theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận; theo quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và qui định của giấy phép; do thương nhân bị tuyên bố phá sản; khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo qui định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh và theo hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam. Trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ khác đối với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam. (Điều 16, Điều 22, Điều 23).

thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật (Điều 10 Luật Thương mại 2005); Nhà nước khuyến khích phát triển và hướng dẫn quản lý tốt thương mại tư nhân (QĐ 311/QĐ-TTg).

• Chính sách đối với hợp tác xã mua bán, theo Luật thương mại 1997: Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các hợp tác xã mua bán phát triển, mở rộng, đặc biệt là ở nông thôn, các vùng kinh tế chưa phát triển, miền núi, vùng sâu, vùng xa (Điều 9). Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2020. Ban hành theo quyết định 27/2007/QĐ-TTg cũng đã xác định chính sách phát triển hợp tác xã thương mại – dịch vụ ở nông thôn làm cầu nối giữa người nuôi trồng với các doanh nghiệp thương mại và cơ sở chế biến thực hiện việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông dân.

• Chính sách độc quyền Nhà nước về hoạt động thương mại: Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hoá, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia (Điều 6 Luật Thương mại 2005). Theo qui định của Luật Thương mại 2005, chính phủ qui định cụ thể danh mục hàng hoá, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước. (Cụ thể theo Quyết định 155/2004/QĐ-TTg).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 133)