Một số định hướng chiến lược phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa cho thị trường trong nước phát triển nhanh và bền vững

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 159)

- Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương

3.1.3.Một số định hướng chiến lược phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa cho thị trường trong nước phát triển nhanh và bền vững

BÁN LẺ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ TỚ

3.1.3.Một số định hướng chiến lược phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa cho thị trường trong nước phát triển nhanh và bền vững

hàng hóa cho thị trường trong nước phát triển nhanh và bền vững

Căn cứ mục tiêu, quan điểm, khuynh hướng lớn đã xác định trong các văn kiện của Đảng và văn bản pháp quy của nhà nước nêu trên, để phù hợp với bối cảnh mới và để cụ thể hóa định hướng chiến lược về “ phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh” đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, đề xuất một số định hướng cụ thể về phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cho thị trường trong nước, phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ tới như sau:

nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phân phối, gắn kết các khâu thượng nguồn với các khâu hạ nguồn trong chuỗi giá trị từng ngành sản phẩm công – nông nghiệp, gắn kết các doanh nghiệp phân phối bán lẻ (thượng nguồn) với các nhà sản xuất (hạ nguồn) nhất là đối với hàng hóa chiến lược, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Theo hướng này, cần phát triển mạnh đồng thời cả hai mạng lưới cửa hàng bán lẻ trực thuộc hệ thống phân phối của các Tập đoàn, Tổng công ty và cửa hàng của hệ thống tổng đại lý, đại lý bán lẻ đối với một số mặt hàng chiến lược như xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón, lương thực, dược phẩm, sữa… trở thành mạng lưới phân phối chủ lực, nòng cốt để chi phối được thị trường theo ngành hàng nói riêng, thị trường hàng hóa trong nước nói chung. Mặt khác, cần gắn kết sự phát triển các cửa hàng trực thuộc và cửa hàng của các đại lý, tổng đại lý trong hệ thống phân phối của mình với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh các mặt hàng quan trọng trên địa bàn từng tỉnh, thành phố, các hành lang kinh tế, các chuỗi đô thị ven biển để hình thành và phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ chung toàn quốc.

- Xây dựng và phát triển các hệ thống phân phối hàng tiêu dùng theo cấu trúc nhiều tầng, với vai trò nòng cốt, dẫn dắt các tập đoàn phân phối mạnh có cổ phần của nhà nước hoặc mang thương hiệu Việt. Theo hướng này, các doanh nghiệp phân phối dẫn đầu hiện nay như Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Công ty cổ phần tập đoàn Phú Thái, Công ty cổ phần Intimex… cần tiếp tục phát triển rộng rãi mạng lưới phân phối bán lẻ của mình theo phương thức hiện đại và chuyên nghiệp, phạm vi rộng trên địa bàn cả nước, hình thành kết cấu hệ thống phân phối nhiều tầng. Trong đó, phát triển các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị quy mô lớn ở các đô thị hạng một và hạng hai và quy mô vừa và nhỏ ở các đô thị hạng ba trở xuống; qua đó kết nối lại thành các chuỗi trung tâm mua sắm, chuỗi siêu thị từ các đô thị hạng cao kéo dài và mở rộng xuống các đô thị hạng thấp hơn, các khu công nghiệp, khu kinh tế…Đồng thời, phát triển nhanh tới doanh nghiệp hàng thứ hai là các công ty bán lẻ hiện đại và chuyên nghiệp đóng vai trò chính trong việc thu hút, hội tụ đông đảo các cửa hàng bán lẻ truyền thống, các hệ thống bán lẻ độc lập để hướng dẫn,

hỗ trợ và cải biến dần các chủ thể này thành các cửa hàng tiện lợi bố trí rộng rãi trên các đường phố và trong các khu chung cư, các đô thị mới, khu công nghiệp tập trung, các thị xã, thị trấn và thị tứ… để làm mạng lưới chân rết bán lẻ hàng hóa cho công ty (cả Trung Quốc và Thái Lan đang phát triển theo hướng này).

- Phát triển các mô hình phân phối văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường, gắn với phát triển một số trung tâm Logistics để tăng hiệu suất của các hệ thống phân phối, giảm chi phí và tăng hiệu quả đối với hệ thống phân phối vĩ mô toàn nền kinh tế. Theo hướng này, việc xây dựng phát triển các mô hình phân phối và các trung tâm Logistics cần triển khai ở ba cấp độ cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh. Các hệ thống phân phối hiện đại cấp quốc gia như hướng tới hình thành một số trung tâm thương mại – dịch vụ tập trung quy mô lớn tầm cỡ khu vực và quốc tế, các trung tâm hội chợ thương mại cấp quốc gia các trung tâm Logistics cấp quốc gia và các chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại đóng vai trò nòng cốt cho hệ thống phân phối hiện tại trên địa bàn các đô thị lớn (hạng I và hạng II). Các hệ thống phân phối hiện đại cấp vùng gồm các trung tâm thương mại – dịch vụ, các trung tâm hội chợ thương mại, các trung tâm Logistics cấp vùng và các siêu thị lớn ở các đô thị trong vùng, đóng vai trò kết nối giữa hệ thống phân phối hiện đại cấp quốc gia với vùng lãnh thổ và liên kết hệ thống phân phối hiện đại của các tỉnh trong vùng.

- Phát triển hệ thống phân phối liên hợp giữa hiện đại với truyền thống, hai chiều để đảm bảo gắn cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng với thu mua hàng nông sản thực phẩm trên thị trường nông thôn, nhất là các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Theo hướng này, cần gắn sự phát triển các loại hình phân phối hiện đại và truyền thống với các kênh cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên từng địa bàn nông thôn phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn. Đối với vùng sản xuất nông sản tập trung, cần hình thành các kênh tiêu thụ cấp độ lớn với sự tham gia của các doanh nghiệp nòng cốt (như doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc 100% vốn nhà nước), các doanh nghiệp ngòai nhà nước có tiềm lực mạnh, phương thức tiêu thụ chủ yế là thông qua hợp đồng ngay từ đầu vụ; đồng thời phát triển mạng lưới kinh doanh vật tư nông nghiệp theo

hướng hình thành mạng lưới chợ tư liệu sản xuất và hệ thống đại lý cung ứng vật tư của các doanh nghiệp lớn, nòng cốt. Đối với các vùng sản xuất hàng hóa chưa phát triển, phân tán thì chú trọng vai trò của các hợp tác xã thương mại – dịch vụ, các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa và các chợ truyền thống trong thiết lập mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư và hàng tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 159)