Phương hướng hoàn thiện nội dung cơ chế quản lý nhà nước đối với DVPPBL thích ứng với cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam thời kỳ tớ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 164)

- Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương

3.3.Phương hướng hoàn thiện nội dung cơ chế quản lý nhà nước đối với DVPPBL thích ứng với cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam thời kỳ tớ

BÁN LẺ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ TỚ

3.3.Phương hướng hoàn thiện nội dung cơ chế quản lý nhà nước đối với DVPPBL thích ứng với cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam thời kỳ tớ

DVPPBL thích ứng với cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam thời kỳ tới

- Hoàn thiện chế độ quản lý của Nhà nước đối với hoạt động phân phối hàng hoá nói chung, bán lẻ hàng hoá nói riêng.

+ Tiếp tục hoàn thiện chế độ phân phối tự do và công bằng phù hợp với thông lệ và qui định quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết gia nhập WTO ... Thông qua việc xây dựng, bổ sung, điều chỉnh các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành Luật Thương mại mới, Luật Đầu tư mới, Luật Doanh nghiệp mới, Luật Cạnh tranh, Luật đấu thầu, Luật sở hữu trí tuệ ...

+ Tiếp tục hoàn thiện chế độ một giá - giá thị trường có sự quản lý,hướng dẫn của Nhà nước theo hướng sau khi đã bãi bỏ triệt để biện pháp kiểm soát giá và thay thế biện pháp qui định số lần tăng, giảm giá trong một khung thời gian nhất định (rất khó thực hiện trên thực tế) bằng chế độ Nhà nước cung cấp thông tin dự báo giá cả thị trường (trong và ngoài nước) đối với các mặt hàng thiết yếu (xăng, dầu, điện, nước ...). Riêng đối với các mặt hàng có liên quan đến an ninh, quốc phòng, Nhà nước vẫn áp dụng biện pháp kiểm soát và qui định mức giá (phù hợp với qui định của WTO), nhưng cần rà soát lại diện mặt hàng, chỉ duy trì biện pháp này đối với những mặt hàng thật cần thiết. Đồng thời hoàn thiện chế độ một giá phải gắn với việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo chiến lược thị trường, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các yếu tố ảnh hướng

tới giá cả hàng hóa để kịp thời áp dụng các biện pháp điều tiết cung – cầu và bình ổn thị trường, nhất là những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá. Mặt khác, việc hoàn thiện chế độ một giá cũng cần gắn với việc hoàn thiện chế độ liên ngành giữa bộ quản lý ngành thương mại (Bộ Công thương) với các Bộ Ngành khác, cơ quan, địa phương trong chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, tăng cường kiểm soát cung – cầu, các mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá. Trong giai đoạn trước mắt, cần triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường – giá cả, phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng thị trường và thanh tra giá để kiểm tra, kiểm soát giá cả, thị trường, ngăn chặn đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, nhất là các thời điểm mùa vụ hoặc thời gian có khả năng sốt giá như các dịp lễ, tết, đầu năm, cuối năm… Tăng cường chế tài xử phạt nghiêm minh các vi phạm pháp luật về thương mại, thị trường, giá cả đặc biệt là vi phạm các quy định về giá đối với các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá.

- Tiếp tục hoàn thiện chế độ lưu thông hàng hoá theo hướng đẩy nhanh tiến trình hợp chuẩn quốc tế về hàng hoá trong lưu thông, thừa nhận và công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá trong lưu thông giữa Việt Nam với các nước, nhất là các thành viên WTO tính đến hết tháng 12 năm 2006, hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành chỉ có khoảng 6.000 TCVN, trong đó chỉ có 2.077 TCVN tương đương hoàn toàn với ISO hoặc ICE, CODEX và tiêu chuẩn nước ngoài (chiếm 34,6%). Tính đến hết năm 2007 Việt Nam mới tham gia ký kết được một số lượng rất ít các thoả thuận, hiệp định, công ước về thừa nhận và công nhận lẫn nhau, trong đó mới ký được thoả thuận và biên bản ghi nhớ về kiểm dịch và bảo vệ thực vật với 11 quốc gia, ký thoả thuận và biên bản ghi nhớ về thú y và kiểm dịch động vật với 13 quốc gia, ký thoả thuận và ghi nhớ về SPS với 4 quốc gia (Canađa, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan), ký Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau của ASEAN về thiết bị điện và điện tử, ký thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về thuỷ sản với EU, về an toàn thực phẩm với Lào và với Campuchia ... Đến nay, còn rất nhiều lĩnh vực, mặt hàng cần ký kết các thoả thuận song phương giữa Việt Nam với các nước chưa được thực hiện, ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn

thiện chế độ lưu thông hàng hoá trong điều kiện hội nhập, tác động đến sự phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ, nhất là trong việc quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam được lưu thông trên thị trường trong nước.

Mặt khác, việc hoàn thiện chế độ lưu thông hàng hóa trên thị trường trong nước phải gắn với việc hoàn thiện cơ chế quản lý hàng hóa nhập khẩu, tiêu thụ qua mạng lưới phân phối bán lẻ ở thị trường trong nước. Nhà nước cần sớm công bố danh mục các mặt hàng không thiết yếu, danh mục các mặt hàng trong nước đã sản xuất được, danh mục hàng hóa nhập khẩu tiềm ẩn nguy cơ gây mất an tòan cho sản xuất và đời sống. Xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý nhằm kiểm soát nhập khẩu một cách đồng bộ và hiệu quả, nhất là đối với nhãn hàng nhập khẩu tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho sản xuất và đời sống nhằm bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng nâng cao chất lượng DVPPBL.

+ Chế độ quản lý doanh nghiệp, quản lý thương nhân tham gia lĩnh vực DVPPBL cần được hoàn thiện theo hướng tiếp tục xoá bỏ chế độ Bộ chủ quản, Sở chủ quản đối với các doanh nghiệp thương mại Nhà nước, chế độ Chính phủ chủ quản đối với các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Đồng thời, xây dựng, điều chỉnh và bổ sung các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật cạnh tranh, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thương mại về các vấn đề cụ thể liên quan đến 14 doanh nghiệp Nhà nước được (bảo lưu trong cam kết gia nhập WTO) độc quyền và đặc quyền phân phối và các mặt hàng kinh doanh của các doanh nghiệp này, nhằm đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp này hoàn toàn vận hành theo tiêu chí thương mại, không có sự can thiệp hành chính của Nhà nước dưới mọi hình thức. Cần tiếp tục hoàn thiện chế độ quản lý doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong lĩnh vực phân phối, nhất là về thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, tách biệt chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện có hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời với việc hoàn thiện chế độ quản lý đối với doanh

nghiệp nhà nước, cần kiện toàn củng cố các tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp nhà nước tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực DVPPBL. Mặt khác, việc hoàn thiện chế độ quản lý doanh nghiệp tham gia lĩnh vực DVPPBL phải hướng tới bảo đảm quyền bình đẳng về cơ hội và mức độ tiếp cận của các doanh nghiệp ngoài nhà nước đối với các nguồn lực nhất là đất đai làm mặt bằng xây dựng cơ sở kinh doanh bán lẻ(cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại…) , vốn tín dụng đầu tư, chú trọng hỗ trợ pháp lý và tín dụng đầu tư phát triển mạng lưới bán lẻ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Song song với quá trình này, cần tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, hoạt động đầu tư mạng lưới bán lẻ của các doanh nghiệp theo đúng quy hoạch, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định về quy hoạch phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ theo ngành và theo vùng lãnh thổ, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ theo đúng quy hoạch, bảo vệ môi trường trong phát triển các mạng lưới bán lẻ.

Hiện nay, chế độ quản lý doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tham gia lĩnh vực phân phối bán lẻ đang còn nhiều bất cập, cần tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện. Trong đó, cần tập trung vào việc tăng cường chế độ kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng củng cố, tăng cường hiệu lực, hiệu quả, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tập đòan kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp thương mại nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp cổ phần hóa, giảm số lượng doanh nghiệp thương mại nhà nước có cổ phần nhà nước chi phối, tập trung vào các ngành hàng trọng yếu, liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế ( xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, lương thực, dược phẩm…). Tăng cường kiểm tra giám sát việc vay nợ, sử dụng vốn vay và thanh toán nợ của doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm không để xảy ra tình trạng đổ vỡ, phá sản do không trả được nợ. Kiên quyết thực hiện việc giải thể, phá sản các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả, mất vốn nhà nước.

thương mại của Nhà nước tác động đến lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ:

+ Phương hướng chung là cùng với việc hoàn thiện các chính sách chung thì cần tập trung xây dựng mới và bổ sung các chính sách cụ thể, nhất là các chính sách cụ thể ở cấp độ 3. Nguyên tắc chung là vừa đảm bảo tính đồng bộ giữa các chính sách cụ thể ở cùng cấp độ và nhất quán với các chính sách chung; vừa phải đảm bảo tính cụ thể, chi tiết của các chính sách ở cấp độ 3 để có thể dễ dàng áp dụng vào thực tiễn.

+ Tăng cường xây dựng và ban hành các chính sách cụ thể về quản lý thị trường, từ đào tạo nhân lực cho lực lượng quản lý thị trường dến đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và các chính sách khuyến khích nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý kiểm tra kiểm soát thị trường.

+ Cụ thể hoá và ban hành các chính sách tầm vĩ mô và trung mô (cấp địa phương) về các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, đất đai, đầu tư, tín dụng, thuế đối với hoạt động và phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp chế quản lý dịch vụ phân phối bán lẻ:

+ Nhà nước sớm xây dựng và ban hành Luật phân phối và / hoặc Luật bán lẻ, Luật chống gian lận thương mại, Luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam.Chính phủ sớm có văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành các luật quan trọng liên quan đến lĩnh vực bán lẻ như luật bảo vệ người tiêu dùng, luật an tòan vệ sinh thực phẩm. Do luật bảo vệ người tiêu dùng (có hiệu lực từ 1/7/2011) còn thiếu một số quy định cụ thể về một số cơ chế tự bảo vệ của người tiêu dùng và cơ quan có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng (trực tiếp và gián tiếp), trách nhiệm của nhà sản xuất trong bảo vệ người tiêu dùng… nên nghị định của Chính Phủ hướng dẫn thi hành luật bảo vệ người tiêu dùng cần có quy định cụ thể về các vấn đề này. Chỉ có trên cơ sở phân định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của các nhóm chủ thể trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (nhà phân phối bán lẻ, nhà sản xuất, cơ quan nhà nước và bản thân người tiêu dùng tự bảo vệ mình) thì luật bảo vệ người tiêu dùng mới có hiệu lực trong thực tiễn và giảm thiểu các tranh chấp trong thương mại liên quan đến người tiêu dùng.

Chính phân phối nói chung, đối với dịch vụ phân phối bán lẻ nói riêng theo hướng: Thống nhất đầu mối các cơ quan quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hoá trong lưu thông, sở hữu trí tuệ đang thuộc chức năng nhiệm vụ ở nhiều bộ, ngành hiện nay vào một Bộ là Bộ Công Thương. Chính phủ sớm thành lập Tổng cục quản lý thị trường (thuộc Bộ Công Thương) trên cơ sở nâng cấp và hợp nhất cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) hiện nay với Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), Cục Sở hữu trí tuệ và Cục quản lý chất lượng hàng hoá (Bộ Khoa học và Công nghệ). Mặt khác chính phủ cần quy định rõ đầu mối và phân cấp đầu mối trong thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ phân phối bán lẻ. Cụ thể là:

• Đối với Bộ Công Thương: lập và trình phê duyệt các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ trên địa bàn toàn quốc và các vùng lãnh thổ: đề xuất và vận dụng các cơ chế, chính sách vào việc thực hiện các chiến lược quy hoạch và kế hoạch phát triển đó. Làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách và các biện pháp điều hành vĩ mô của nhà nước đối với lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ.

• Là đầu mối chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện các công cụ, biện pháp kinh tế được nhà nước sử dụng để tác động và lĩnh vực hoạt động DVPPBL nhằm kích thích phát triển các loại hình bán lẻ thuộc diện chính sách ưu tiên đầu tư phát triển, đồng thời xử lý và phòng chống các đột biến về cung cầu, giá cả, nhất là các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá.

• Đối với Sở Công Thương : Lập và trình phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch phát triển DVPPBL trên địa bàn của địa phương. Là đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở; ngành và các huyện / thị, xây dựng và trình ban hành các chính sách và biện pháp quản lý DVPPBL trên đại bàn địa phương.

+ Cùng với việc tăng cường lực lượng quản lý thị trường ở tuyến cấp huyện, cấp xã thì cần tăng cường, củng cố tổ chức bộ máy các cơ quan thực thi pháp luật thương mại ở cấp huyện, thành lập các trung tâm trọng tài

thương mại ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để kịp thời giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại nói chung, trong phân phối bán lẻ nói riêng.

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện phương pháp quản lý Nhà nước đối với DVPPBL:

+ Mục tiêu trọng điểm ưu tiên trong công tác quản lý Nhà nước đối với sự hình thành, phát triển DVPPBL trong thời kỳ tới là phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu cho hàng hoá Việt Nam (Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020). Khuyến khích sự hình thành và phát triển các thương hiệu liên kết (nhóm) của các hệ thống phân phối bán lẻ của doanh nghiệp Việt Nam; khuyến khích liên kết giữa các hệ thống phân phối bán lẻ của doanh nghiệp Việt Nam; Khuyến khích phát triển các HTPPBL văn minh, hiện đại và bền vững, các HTPPBL hiện đại theo mô hình chuỗi.

+ Để thực hiện mục tiêu trên, cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện các phương pháp và công vụ quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực DVPPBL theo hướng sau :

■ Xây dựng và công bố Qui hoạch tổng thể phát triển HTPPBL trên địa bàn toàn quốc trong từng thời kỳ; trên cơ sở đó, xây dựng các qui hoạch phát triển HTPPBL cấp vùng lãnh thổ, và qui hoạch phát triển một số loại hình tổ chức kinh doanh bán lẻ (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm ...), qui hoạch phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ... (Bộ Công Thương lập và phê duyệt các loại qui hoạch này).

■ Các chương trình phát triển dài hạn có mục tiêu cần được tăng cường

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 164)