Chính sách phát triển thương mại nông thôn:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 138)

Đề án tiếp tục tổ chức phát triển thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn (QĐ 311/QĐ-TTg) đã đề mục tiêu quan trọng và nguyên tắc của chính sách phát triển thương mại nông thôn là: Hình thành đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách phát triển thị trường và môi trường pháp lý thuận lợi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn cả nước. Đồng thời, thực hiện các giải pháp tập trung phát triển thương mại nông thôn; thực hiện các định chế lẫn biện pháp cụ thể về kinh tế phù hợp với từng khu vực, địa bàn và đặc điểm tiêu dùng của nhân dân địa phương để tăng cường khả năng và vai trò cung ứng, tiêu thụ (đảm bảo) vật tư hàng hoá của các chợ, các trung tâm mua bán hàng hoá ở thị trấn, thị tứ cụm xã, các cửa hàng, các điểm mua bán, các đại lý mua bán hàng theo hướng gắn sản xuất với tiêu dùng. Thực hiện một cách thuận tiện, nhanh, có hiệu quả nhất việc tiêu thụ hàng hoá của nông dân, cung cấp vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân, trước hết là người dân sống ở nông thôn, điều tiết mạng lưới tiêu thụ nông sản và cung cấp vật tư, hàng hoá cho tiêu dùng ở nông thôn. Phát triển phương thức đại lý làm cách tay nối dài của doanh nghiệp trong mua nông sản và bán vật tư, hàng tiêu dùng cho nông dân. Hợp đồng tiêu thụ, cung ứng vật tư hàng hoá tiêu dùng phải trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp với nông dân, gắn kết chặt chẽ và ổn định giữa sản xuất và lưu thông. Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn, chủ yếu là mạng lưới các loại hình và cấp độ chợ. [71]

Trong Đề án phát triển thương mại trong nước kèm theo Quyết định 27/2007/QĐ-TTg cũng đã để ra chính sách khuyến khích tạo ra mối liên kết dọc theo từng sản phẩm nông nghiệp (giống, kỹ thuật, vật tư, sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ), củng cố các hợp tác xã thương mại ở nông thôn, chú trọng xây dựng các loại hình chợ dân sinh, chợ đầu mối ở các

vùng sản xuất nông sản tập trung.

Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg cũng đã qui định cụ thể chính sách mua bán theo hợp đồng với nông dân, tăng cường liên kết “bốn nhà”, (nhà nông, nhà doanh nghiệp, Nhà nước và nhà khoa học). Nghị quyết số 16/2007/NQ- CP của Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng kho tàng, chợ đầu mối để mở rộng thị trường nông thôn, tăng khả năng điều tiết lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường, góp phần hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 138)