Phân tích, đánh giá thực trạng đổi mới, xây dựng cơ chế quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực DVPPBL trong bối cảnh hội nhập quốc tế ( từ góc độ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 98)

- Giai đoạn từ năm 1996 đến nay: Xây dựng cơ chế,chính sách phát

2.2.1.Phân tích, đánh giá thực trạng đổi mới, xây dựng cơ chế quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực DVPPBL trong bối cảnh hội nhập quốc tế ( từ góc độ

nước đối với lĩnh vực DVPPBL trong bối cảnh hội nhập quốc tế ( từ góc độ cơ cấu của cơ chế)

2.2.1.1. Chế độ quản lý của Nhà nước đối với hoạt động phân phối hàng hoá:

- Chế độ phân phối :

+ Trước đổi mới (1986): Đặc trưng là chế độ phân phối bao cấp, chuyển

từ cung cấp sản phẩm (trước 1978) sang cung ứng hàng hoá theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh (vật tư) và định lượng tem phiếu (hàng tiêu dùng).

+ Giai đoạn 1987 - 1990 (chuyển đổi): Xoá bỏ hoàn toàn chế độ phân phối định lượng bằng chỉ tiêu pháp lệnh và tem phiếu (1989), từng bước tiền tệ hóa tiền lương (từ 1988), chuyển sang thương mại hoá vật tư và hàng tiêu dùng theo quan hệ thị trường (thương nghiệp bán lẻ chuyển thành thương mại bán lẻ), chế độ cung ứng sản phẩm được thay bằng chế độ thương mại hạn chế.

+ Giai đoạn 1991 - 1996 (Xây dựng và định hình chế độ phân phối mới): Tiền tệ hoá tiền lương hoàn toàn nhưng còn phân biệt giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài (Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao (12/1990), phân phối hàng hoá bằng hoạt động mua bán tự do trên thị trường; thực hiện chế độ tự do thương mại còn phân biệt đối xử (tự do lựa chọn mặt hàng nào, bao nhiêu, ở đâu, khi nào, thanh toán bằng phương thức nào; nhưng còn hạn chế bởi chế độ “hai giá” và chế độ quản lý doanh nghiệp còn phân biệt đối xử giữa thương nghiệp Nhà nước và thương nhân tư nhân).

+ Giai đoạn 1997 - 2004 (củng cố, điều chỉnh và bắt đầu hội nhập quốc tế): Xác lập đầy đủ chế độ phân phối bằng các quan hệ thị trường (theo Luật Thương mại 1997), thực hiện chế độ thương mại tự do theo khung khổ luật pháp, xoá bỏ độc quyền thương mại bán lẻ và bắt đầu mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, xoá bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong thương mại (Luật Doanh nghiệp (1999); hoạt động mua, bán hàng hoá theo pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Pháp lệnh thuế thu nhập mới (số 14/2004) đã loại bỏ mọi phân biệt đối xử. Theo đó, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam cùng chịu một khung thuế suất.

+ Giai đoạn từ năm 2005 đến nay : Hoàn thiện và hội nhập đầy đủ chế độ phân phối phù hợp với thông lệ và qui định quốc tế.

Trong năm 2005, một số đạo luật cơ bản đã được điều chỉnh ban hành để xoá bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt đối xử giữa thương nhân trong nước với thương nhân nước ngoài để tạo lập chế độ thương mại tự do và công bằng (Luật Thương mại mới, Luật Đầu tư mới, Luật Doanh nghiệp mới, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Đấu thầu, Luật Cạnh tranh ...). [49 – 53 ]

- Chế độ giá cả trong phân phối hàng hoá:

+ Trước đổi mới (1986): Thực hiện “Chế độ giá pháp lệnh” là giá cả do

Nhà nước qui định, các doanh nghiệp phải chấp hành.

+ Giai đoạn 1987 - 2002: Thực hiện “Chế độ hai giá” (Quyết định số 137/HĐBT tháng 4/1992 về quản lý giá). Chế độ hai giá là giá chỉ đạo và giá thị trường. Đây là giai đoạn quá độ để chuyển từ “Chế độ giá pháp lệnh” sang chế độ giá thị trường (Chế độ một giá - giá thị trường). Giai đoạn quá độ này được chia thành hai bước: 1) 1987 - 1990: Thực hiện bước chuyển từ chế độ giá pháp lệnh sang chế độ giá chỉ đạo. Đặc trưng của chế độ giá “chỉ đạo” là một loại giá kế hoạch, giá cả có tính chất chỉ đạo mà Nhà nước qui định đối với người sản xuất và người tiêu thụ. Chế độ giá này thể hiện ở 3 hình thức chủ yếu là: Giá trao đổi, giá hiệp nghị (Hiệp thương) và giá thoả thuận. Trong đó, đến năm 1989, toàn bộ hàng tiêu dùng được mua bán theo giá thị trường trên địa bàn cả nước. Từ năm 1989 thực hiện chế độ giá thoả thuận trong thu mua nông sản của nông dân trên cơ sở giá thị trường. Đến năm 1990 xoá bỏ chế độ giá chỉ đạo đối với các vật tư cung ứng cho sản xuất chuyển sang chế độ giá thị trường trong kinh doanh vật tư. Tuy nhiên, việc chấm dứt chế độ giá chỉ đạo thấp hơn giá thị trường đối với một số vật tư và hàng hoá thiết yếu còn kéo dài đến năm 2002 (như: xăng dầu, điện, nước, xi măng, và cước dịch vụ viễn thông). 2) Bước hai từ 1991 - 2002: Thực hiện bước chuyển từ chế độ giá chỉ đạo sang chế độ giá thị trường có kiểm soát. Trong giai đoạn này, từng bước loại bỏ một số mặt hàng ra khỏi danh mục mặt hàng chịu giá chỉ đạo để thực hiện giá thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước (xi măng, sắt thép, phân bón, đường, sữa ... theo Quyết định 719/TC/QĐ-TG về qui định giá

mua, giá bán tối thiểu một số mặt hàng năm 1993. Thực hiện chế độ trợ giá và sau đó là trợ cước vận chuyển một số mặt hàng chính sách (dầu hoả, gạo, muối ...) cho đồng bào dân tộc, vùng núi, vùng sâu, vùng xa (theo Nghị quyết 22/TW và Nghị định 20/NĐ-CP, Quyết định 72/HĐBT ...). [30]; [11]

+ Giai đoạn từ 2002 - 2006: Thực hiện “Chế độ giá thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước”. Về bản chất, đây là “chế độ một giá” - Giá thị trường có kiểm soát. Theo pháp lệnh Giá (có hiệu lực từ 1/7/2002) và Nghị định số 170/2003/NĐ-CP (25/12/2003) hướng dẫn thi hành pháp lệnh giá, Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá của các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động kinh doanh hợp pháp ở Việt Nam; Giá của hầu hết các loại hàng hoá và dịch vụ đều do thị trường quyết định; Nhà nước hạn chế can thiệp trực tiếp vào việc định giá. Chính phủ chỉ sử dụng biện pháp can thiệp trực tiếp tới giá cả thị trường trong trường hợp: 1) Bán phá giá hoặc có lạm dụng vị thế độc quyền; 2) Để ổn định tình hình kinh tế - xã hội hoặc; 3) Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sản xuất, người tiêu dùng và của Nhà nước. Các mức giá do Chính phủ qui định, doanh nghiệp và cá nhân hoạt động kinh doanh là đối tượng chịu sự kiểm soát giá của Nhà nước cũng như thời gian áp dụng được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.[13] Kể từ năm 2003, Chính phủ chỉ còn áp dụng biện pháp kiểm soát giá cả đối với các mặt hàng: điện, nước sinh hoạt, xăng dầu, dịch vụ bưu chính và viễn thông, vé máy báy tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh. Cũng trong thời gian này, Nhà nước đã từng bước xoá bỏ triệt để “chế độ hai giá” mà theo đó, các doanh nghiệp, người Việt Nam và nước ngoài thanh toán với giá khác nhau cho cùng một loại hàng hoá (chế độ giá phân biệt đối xử này vẫn trên cơ sở của chế độ giá thị trường nhưng qui định mức giá khác nhau cho hai nhóm đối tượng khác nhau nên vẫn gọi là chế độ hai giá). Tuy nhiên, mức cước viễn thông thống nhất đã được xoá bỏ từ 1/10/2000, và đến tháng 2/2004 Chính phủ đã bãi bỏ “chế độ hai giá” đối với vé hàng không nội địa (Quyết định số 3226/QĐ-CHK ngày 26/11/2003) dịch vụ bưu chính viễn thông và dịch vụ cảng biển cũng như đã áp dụng mức giá điện thống nhất đối với cả người Việt Nam và người nước ngoài kể từ ngày 1/1/2005 (Quyết định

215/2004/QĐ-TTg).

+ Giai đoạn 2007 – 2010: Thực hiện chế độ giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng các biện pháp phù hợp với qui định của WTO. Thực hiện cam kết gia nhập WTO, đến năm 2009, Chính phủ đã triệt để xoá bỏ chế độ kiểm soát và qui định giá đối với 3 mặt hàng còn lại : điện, xăng dầu, nước. Các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng này được quyền quyết định giá cả hàng hoá của mình theo cơ chế thị trường, Chính phủ chỉ còn quản lý bằng biện pháp qui định số lần tăng, giảm giá trong một khung thời gian nhất định để hướng dẫn doanh nghiệp (Thực chất là giá thị trường có sự hướng dẫn của Nhà nước). Tuy nhiên, Nhà nước vẫn áp dụng biện pháp kiểm soát và qui định mức giá đối với một số mặt hàng có liên quan đến an ninh, quốc phòng phù hợp với qui định của WTO. [22]

- Chế độ lưu thông hàng hoá trên thị trường trong nước:

+ Trước đổi mới (1986): Thực hiện chế độ cấp phát vật tư và hàng tiêu dùng qua hệ thống thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán, và sử dụng tối đa hệ thống dự trữ quốc gia đảm nhận cả chức năng dự trữ lưu thông hàng hoá. Chế độ cung ứng vật tư theo địa chỉ và cấp phát hàng tiêu dùng thiết yếu qua hệ thống thương nghiệp quốc doanh là đặc trưng của chế độ lưu thông hàng hoá trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp.

+ Giai đoạn 1987 - 1990: Chuyển từ chế độ cung ứng vật tư sang chế độ lưu thông hàng hoá (trước 1986 vật tư được coi là hàng hoá đặc biệt, kể từ năm 1987 vật tư được coi là hàng hoá bình thường như những hàng hoá khác) theo cơ chế thị trường và thực hiện tự do hoá lưu thông hàng tiêu dùng. Cũng trong giai đoạn này, thực hiện thống nhất hệ thống lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường, không tách thành hai hệ thống lưu thông như thời kỳ đổi mới (hệ thống cung ứng vật tư và hệ thống thương nghiệp).

Đến năm 1990, Nhà nước đã áp dụng các chính sách khuyến khích lưu thông hàng hoá trên phạm vi cả nước, bãi bỏ tất cả các biện pháp kiểm soát hành chính trên các trục đường giao thông, giảm hoặc tạm thời không thu thuế buôn chuyến đối với một số mặt hàng lương thực, thực phẩm ... (Quyết định số 193/HĐBT năm 1988 về kinh doanh thương mại và dịch vụ ở thị

trường trong nước, Nghị định 28/HĐBT, NĐ 29/HĐBT, Chỉ thị 318/CT về tổ chức kinh doanh bán buôn hàng tiêu dùng ở thị trường trong nước ..., Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ...).

+ Giai đoạn 1991 - 2005: Thực hiện chế độ tự do hoá lưu thông hàng hoá, hạn chế độc quyền kinh doanh trong lưu thông hàng hoá. Tự do hoá lưu thông hàng hoá ở thị trường trong nước liên quan đến các chính sách thương nhân, chính sách mặt hàng, chính sách giá cả, các định chế về thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, về kiểm tra kiểm soát, các qui chế về bán buôn, bán lẻ, đại lý nhằm thúc đẩy quá trình định hình tổ chức thị trường hợp lý, quá trình liên kết kinh tế và hình thành các kênh lưu thông hợp lý từ sản xuất đến tiêu dùng. Nguyên tắc chung của chế độ tự do hoá lưu thông hàng hoá trong giai đoạn này là: Trừ các mặt hàng cấm mua bán và các mặt hàng tác động lớn đến sản xuất và đời sống, Nhà nước quản lý bằng kế hoạch định hướng, các hàng hoá còn lại đều được mua bán và lưu thông tự do trong cả nước. Chế độ tự do hoá lưu thông hàng hoá của Nhà nước tuy để tiến tới xoá bỏ độc quyền kinh doanh nhưng không loại trừ độc quyền Nhà nước ở một số lĩnh vực và mặt hàng nhất định (thông lệ quốc tế). Trong đó, những mặt hàng Nhà nước độc quyền, cấm các thành phần kinh tế kinh doanh là những mặt hàng trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội thuần phong mỹ tục của dân tộc; các mặt hàng hạn chế kinh doanh là những mặt hàng tuy không cấm, song do những yêu cầu về quản lý Nhà nước, hoặc phải hướng dẫn tiêu dùng chặt chẽ ... việc kinh doanh được hạn chế vào một số tổ chức nhất định; các mặt hàng kinh doanh có điều kiện là những mặt hàng mà người kinh doanh phải đảm bảo an toàn xã hội, bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng, Nhà nước không hạn chế kinh doanh nhưng đòi hỏi phải chấp hành về điều kiện ngành nghề, các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, về an toàn vệ sinh môi trường, về chủ thể kinh doanh; ngoài ba loại trên, các mặt hàng còn lại được tự do lưu thông, tự do kinh doanh theo đăng ký. Chế độ tự do hoá lưu thông này được qui định tại : Nghị định 66/HĐBT (3/1992), Chỉ thị 01/TTg (10/1992), Quyết định 180/TTg (1992), Chỉ thị 94/CT (1992), Nghị định 17/CP (12/1993), đặc biệt là Nghị định số 02/CP ngày 5/11/1995,

Nghị định số 11/CP ngày 3/3/1999; Luật Thương mại (năm 1997), Nghị định 02/2003/NĐ-CP, Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg, Quyết định 311/QĐ-TTg, Nghị định 175/NĐ-CP.( chi tiết xem phụ lục số 1 và số 2).

Chế độ tự do hoá lưu thông hàng hoá được thể hiện cụ thể hơn trong chính sách lưu thông hàng hoá trong từng giai đoạn (sẽ phân tích ở phần sau).

Cũng trong giai đoạn này, nhất là từ sau năm 1999, để tiếp tục đẩy mạnh tự do hoá lưu thông hàng hoá Nhà nước đã giảm mạnh độc quyền và đặc quyền kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước, tất cả các doanh nghiệp thương mại Nhà nước đều phải vận hành theo tiêu chí thương mại. Một số mặt hàng như gạo, phân bón, dược phẩm, than, đá quí, thiết bị ngành in, trang thiết bị cho điện ảnh, và rượu đã được đưa ra khỏi danh mục thương mại Nhà nước độc quyền. [12]

+ Giai đoạn từ năm 2005 đến nay : Thực hiện chế độ tự do lưu thông hàng hoá kinh doanh và hàng hoá công, xóa bỏ độc quyền và đặc quyền kinh doanh lưu thông của doanh nghiệp thương mại Nhà nước.

Bằng việc ban hành Luật Thương mại mới (2005), Luật Cạnh tranh (2004), Luật Đấu thầu (2005), Luật Doanh nghiệp mới (2005), Luật Đầu tư mới (2005), Luật Giao dịch điện tử (2005), Luật Tiêu chuẩn qui chuẩn kỹ thuật (2006), Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (2007) ... cùng các Nghị định hướng dẫn thi hành các luật này, và văn bản pháp luật khác, chế độ tự do lưu thông hàng hoá của Nhà nước đã được áp dụng của chế độ này được hoàn thiện chủ yếu gồm:

● Xoá bỏ độc quyền và đặc quyền của doanh nghiệp thương mại Nhà nước đối với lưu thông hàng hoá kinh doanh. [17]

● Tự do hoá lưu thông một số hàng hoá, sản phẩm dịch vụ công theo phương thức đấu thầu cung ứng, ngoại trừ một số dịch vụ công ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia. Theo Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 về sản xuất và cung ứng dịch vụ công ích, thì: Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể sản xuất và cung ứng hàng hoá và dịch vụ công thông qua đấu thầu cạnh tranh, ngoại trừ những hàng hoá và dịch vụ liên quan đến an ninh quốc phòng được mua bán theo đơn đặt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng hoặc phân công nhiệm vụ; giá cả các hàng hoá và dịch vụ công được xác định thông qua đấu thầu hoặc, trong trường hợp hàng hoá và dịch vụ công có liên quan đến an ninh quốc gia và quốc phòng, được căn cứ vào giá do Chính phủ qui định; hàng hoá và dịch vụ công ích trong đấu thầu công khai được đối xử như hàng hoá hay dịch vụ thương mại theo cách hiểu của Hiệp định WTO.

Hợp chuẩn quốc tế về hàng hoá trong lưu thông; thừa nhận và công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá trong lưu thông giữa Việt Nam với các nước.

- Chế độ quản lý doanh nghiệp, thương nhân tham gia phân phối,

lưu thông hàng hoá trên thị trường trong nước:

+ Trước Đổi mới (1986): Thực hiện chế độ doanh nghiệp Nhà nước độc quyền phân phối, lưu thông hàng hoá với đặc trưng: 1) Các doanh nghiệp vật tư Nhà nước độc quyền cung ứng vật tư theo địa chỉ cấp phát; 2) Các doanh nghiệp thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán độc quyền thu mua và phân phối hàng tiêu dùng theo định lượng (tem phiếu) qua hệ thống thương nghiệp từ trung ương đến cơ sở (cấp 1, cấp 2 và cấp 3); 3) Nhất thể hoá chế độ sở hữu doanh nghiệp: Trong lĩnh vực phân phối, lưu thông chỉ có kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 98)