0
Tải bản đầy đủ (.doc) (193 trang)

Phân tích, đánh giá thực trạng đổi mới, xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ trong thời kỳ hội nhập

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SỸ - HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHÂN PHỐI BÁN LẺ HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 124 -124 )

- Xây dựng, củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực phân phối, trong đó có phân phối bán lẻ:

2.2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng đổi mới, xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ trong thời kỳ hội nhập

chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ trong thời kỳ hội nhập

2.2.2.1. Chính sách thương mại tổng quát và các chính sách kinh tế chung

cùng cấp độ tác động đến lĩnh vực DVPPBL

- Chính sách thương mại tổng quát (Chính sách chung):

+ Luật Thương mại năm 1997 đã xác định quan điểm và mục tiêu cơ bản của chính sách thương mại tổng quát là: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động thương mại trong nước, nhất là ở các địa bàn trọng yếu ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa và với nước ngoài, thúc đẩy và bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, bảo vệ người tiêu dùng ... công dân Việt Nam có quyền tự do hoạt động thương mại trong các lĩnh vực, đối với các mặt hàng pháp luật không cấm, phù hợp với qui định của pháp luật hiện hành” (Điều 5, Điều 6). [49]

+ Luật Thương mại mới năm 2005 đã xác định những nguyên tắc điều chỉnh cơ bản của chính sách thương mại tổng quát của Nhà nước đối với hoạt động thương mại nói chung, DVPPBL nói riêng gồm: 1) Nguyên tắc bình

đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại; 2) Nguyên tắc tự do, tự thoả thuận trong hoạt động thương mại không trái với qui định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội; 3) Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên nhưng không được trái với qui định của pháp luật; 4) Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại trong trường hợp pháp luật không có qui định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên; 5) Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng bằng việc qui định nghĩa vụ và trách nhiệm của thương nhân khi thực hiện hoạt động thương mại phải thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh, về chất lượng và tính hợp pháp của hàng hoá đó; 6) Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại; trong trường hợp các thông điệp dữ liệu đó đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo qui định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản. [50…….]

Như vậy, từ Luật Thương mại năm 1997 đến Luật Thương mại mới năm 2005, chính sách thương mại tổng quát của Nhà nước ta đã có sự bổ sung hoàn chỉnh về nội dung và mở rộng về phạm vi đối tượng điều chỉnh của chính sách. Các quan điểm, mục tiêu và những nguyên tắc điều chỉnh cơ bản của chính sách thương mại được qui định tại Luật Thương mại đã thể hiện rõ lập trường và thái độ ứng xử của Nhà nước ta đối với cả lĩnh vực hoạt động thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ ở trong nước và với nước ngoài, đối với cả phương thức hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử, đối với cả các hoạt động thương mại đã có qui định pháp luật và không có qui định của pháp luật, đối với cả việc bảo vệ quyền lợi của thương nhân và quyền lợi của người tiêu dùng.

- Chính sách giá cả :

Quá trình đổi mới và hoàn thiện chính sách giá cả của Nhà nước ta được qui định tại một số văn bản pháp luật quan trọng như: Quyết định số 137/HĐBT ngày 24/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về quản lý giá; Quyết định số 719/TT/QĐ-TG ngày 21/10/1993 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc

ban hành bảng giá mua, giá bán tối thiểu một số mặt hàng Nhà nước cần quản lý; Nghị định số 72/HĐBT năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng thực hiện Nghị quyết 22/NQ-TW của Bộ Chính trị về chính sách trợ giá đối với một số mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa; Nghị định số 33/CP ngày 19/4/1994 của Chính phủ qui định về áp dụng chính sách giá nhập khẩu tối đa đối với một số mặt hàng (sắt thép, xăng dầu, phân bón và một số máy móc thiết bị); Quyết định số 110/KTTH ngày 09/02/1995 của Chính phủ về giá bán xăng dầu; Pháp lệnh giá (có hiệu lực từ 1/7/2002) và Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh này; Quyết định số 215/2004./QĐ- TTg ngày 29/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ qui định về áp dụng giá điện thống nhất; Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ban hành Qui chế quản lý kinh doanh xăng dầu; Nghị định số 51/2009/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 55/2006/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu ...;

Theo qui định tại các văn bản pháp luật nêu trên, chính sách giá áp dụng trong thương mại của Nhà nước ta được xây dựng theo các quan điểm: 1) Từng bước tự do hoá giá cả theo cơ chế thị trường, giá cả hàng hoá và dịch vụ do thị trường quyết định; 2) Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá của các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam; 3) Trong trường hợp thật cần thiết Nhà nước mới sử dụng công cụ giá để kiểm soát, can thiệp điều tiết thị trường một số mặt hàng thiết yếu.

Mục tiêu của việc Nhà nước sử dụng chính sách giá cả để tác động điều tiết thị trường là: 1) Để bảo vệ cạnh tranh công bằng, chống bán phá giá hoặc các hành vi lạm dụng vị thế độc quyền; 2) Để ổn định tình hình kinh tế - xã hội; 3) Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sản xuất, người tiêu dùng và của Nhà nước. Các nguyên tắc cơ bản của chính sách giá là: 1) Nhà nước hạn chế can thiệp trực tiếp vào việc định giá; 2) Tự do hoá giá cả theo cơ chế thị trường nhưng có sự kiểm soát của Nhà nước; 3) Công khai hoá và minh bạch hóa chính sách giá; 4) Không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp và cá nhân trong nước với các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam ... trong việc chịu sự kiểm

soát giá của Nhà nước.

Theo quan điểm, mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản nêu trên, chính sách giá của Nhà nước ta đối với hoạt động DVPPBL đã từng bước đổi mới, hoàn thiện phù hợp với các qui luật của nền kinh tế thị trường và yêu cầu thực hiện cac cam kết quốc tế, đặc biệt là cam kết gia nhập WTO.

Các bước chuyển chủ yếu trong chính sách giá của Nhà nước từ sau khi tiến hành đổi mới và hội nhập quốc tế là:

■ Chuyển dần từ chính sách hai giá (giá thị trường và giá chỉ đạo của Nhà nước) sang chính sách một giá - giá thị trường đối với tất cả các mặt hàng được mua bán trên thị trường trong nước. Đến năm 2009, thực hiện triệt để chính sách một giá - giá thị trường đối với tất cả các hàng hoá và dịch vụ được mua bán trên thị trường trong nước, kể cả xăng dầu, điện, nước sạch.

■ Chuyển từ chính sách trợ giá một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sang chính sách trợ cước vận chuyển nông sản và vật tư nông nghiệp và một số mặt hàng chính sách cho vùng đồng bào miền núi, dân tộc vùng sâu vùng xa và hải đảo. Phần hỗ trợ cước vận chuyển này của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp thương mại có nhiệm vụ kinh doanh các mặt hàng thuộc diện được hỗ trợ. Việc hỗ trợ cước phí vận chuyển không phân biệt nguyên liệu đầu vào được sản xuất trong nước hay nhập khẩu. Điều này không trái với các qui định của WTO.

■ Chuyển từ chính sách giá điện và cước phí dịch vụ viễn thông có sự phân biệt đối xử giữa người tiêu dùng Việt Nam và người nước ngoài ở Việt Nam sang áp dụng thống nhất một mức giá cho hai nhóm đối tượng này, xoá bỏ mọi phân biệt đối xử giữa người tiêu dùng Việt Nam với người nước ngoài ở Việt Nam trong tiêu dùng các sản phẩm này.( Quyết định 215/2004/ QĐ- TTg)

■ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đã xác định: “Xây dựng và thực hiện lộ trình loại bỏ các hình thức bao cấp qua giá, thực hiện giá thị trường cho mọi hàng hoá, dịch vụ. Sau đó, Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/2/2007 đã cụ thể chương trình chính sách giá của Đảng, đề ra chính sách giá cụ thể là: “Xây dựng lộ trình

thực hiện giá thị trường đối với các loại hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước còn phải định giá; hỗ trợ và khuyến khích các hội nghề nghiệp, các tổ chức của doanh nghiệp xây dựng lộ trình về giá sản phẩm quan trọng , có sản lượng lớn nhằm đảm bảo sự phát triển địa bàn bền vững và hài hoà các lợi ích.[35]; [22]

■ Đối với giá điện, Chính phủ đã quyết định số 21/2009/QĐ-TTg phê duyệt giá bán điện năm 2009 và các năm 2010 – 2012 theo cơ chế thị trường.

Đến nay, Nhà nước ta chỉ còn duy trì biện pháp kiểm soát giá bán lẻ xăng dầu. Theo Nghị định số 51/2009/NĐ-CP khi giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới bán theo giá vốn tăng lên 7% - 12% so với giá bán lẻ hiện hành thì doanh nghiệp được tự động tăng giá bán lẻ 7%, cộng thêm 50% của khoảng tăng giá từ trên 7 – 12%, 40% phần giá vốn còn lại được bù từ quĩ “bình ổn giá”. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải gửi văn bản đăng ký giá lên Cục quản lý giá và nếu có vấn đề, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ hậu kiểm. Trong thực hiện, khi giá vốn tăng trên 12% so với giá bán lẻ xăng dầu hiện hành thì Nhà nước sẽ điều chỉnh thuế, phí và cho phép doanh nghiệp tăng giá ở mức độ nhất định. Trường hợp giảm giá xăng dầu cũng tương tự theo công thức trên nhưng là ngược lại. Trong đó, khi giá vốn giảm quá 12% so với giá bán lẻ xăng dầu hiện hành, thì doanh nghiệp có thể giảm giá tuỳ ý, không hạn chế số lần giảm giá và mức giảm giá. Khoảng cách thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá là 20 ngày theo số ngày qui định về dự trữ xăng dầu trong lưu thông.

- Chính sách cạnh tranh:

Nhìn chung, trước khi có Luật Cạnh tranh, chính sách cạnh tranh trong thương mại của Nhà nước chưa được xây dựng đồng bộ, chủ yếu mới đề ra những nguyên tắc chung để giải quyết mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền của doanh nghiệp Nhà nước trong thương mại. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý thương mại, Nhà nước ta đã thực hiện bước chuyển từ việc các cơ quan Chính phủ kiểm soát tất cả các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong ngành thương mại sang thực hiện chính sách phát triển ngành và thực hiện quản lý phân phối lưu thông hàng hoá theo chuyên ngành.

1/8/2005) đã xác định chính sách cạnh tranh của Nhà nước ta từ góc độ hành vi cạnh tranh của các chủ thể tham gia kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường trong nước với mục tiêu chung là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Theo Luật Cạnh tranh, những quan điểm và nguyên tắc điều chỉnh cơ bản của chính sách cạnh tranh, thể hiện lập trường và thái độ ứng xử của Nhà nước ta về hoạt động cạnh tranh trên thị trường trong nước nói chung,cạnh tranh trong lĩnh vực DVPPBL nói riêng là:

■ Nhà nước công nhận quyền tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật của doanh nghiệp và bảo hộ quyền cạnh tranh trong kinh doanh hợp pháp.

■ Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.

■ Ngăn cấm các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện một số hành vi như: Buộc các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ với các doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định (trừ hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp); phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp; ép buộc các doanh nghiệp hoặc các hiệp hội ngành nghề phải liên kết với nhau để loại trừ, hạn chế hoặc cản trở các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường, và thực hiện các hành vi cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.

■ Cấm các hành vi hạn chế cạnh tranh. Các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cám bao gồm: Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.

■ Cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gồm: Việc cung cấp chỉ dẫn gây nhầm lẫn; xâm phạm bí mật kinh doanh; ép buộc trong kinh doanh; gièm pha doanh nghiệp khác/ gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; phân biệt đối xử của hiệp hội; bán hàng đa cấp bất chính; và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác của doanh nghiệp

trong quá trình kinh doanh mà nó trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

■ Nhà nước CHXHCN Việt Nam không qui định trong Luật Cạnh tranh một điều khoản nào về việc cho doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp do Nhà nước kiểm soát được duy trì đặc quyền cạnh tranh theo luật so với các doanh nghiệp khác nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cho các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.

■ Áp dụng nguyên tắc ưu tiên thực hiện các điều ước quốc tế. Điều 5 của Luật Cạnh tranh qui định: Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà XHCN Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có qui định khác với qui định của Luật này thì áp dụng qui định của điều ước quốc tế đó.

■ Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về cạnh tranh; Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về cạnh tranh. [53…………]

- Chính sách bảo vệ lợi ích người tiêu dùng:

Đến nay, tuy Luật bảo vệ người tiêu dùng vừa được Quốc Hội thông qua và ban hành theo lệnh số 16/2010/ L – CTN ngày 30/11/2010 của Chủ Tịch Nước, có hiệu lực từ 1/7/2011, nhưng chính sách bảo vệ lợi ích người tiêu dùng của Nhà nước ta đã bước đầu qui định tại một số văn bản pháp luật như Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành năm 1999 ( Pháp lệnh số 13/ 1999/ PL- UBTVQH), Luật Thương mại 1997, Luật Thương mại 2005, Luật Cạnh tranh 2005, Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm và sau đó là Luật an tòan vệ sinh thực phẩm, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá ... và một số văn bản pháp luật khác.

- Luật Thương mại mới năm 2005 đã xác định nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng (Điều 14) là một trong 6 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại. Theo đó, thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính

chính xác của các thông tin đó; thương nhân hoạt động thương mại phải chịu

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SỸ - HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHÂN PHỐI BÁN LẺ HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 124 -124 )

×