Công ty TNHH GD và ĐT nghề nông thôn 7 6

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 53)

I Nghề phi nông nghiệp 34.934 21.360 15.746 269 949 1.807 3.688 184 390 20

16 Công ty TNHH GD và ĐT nghề nông thôn 7 6

17 Công ty TNHH VietNam Lan 5 8 5 350

Cộng I+II+II 755 707 259 334 40.260

Qua các số liệu như trên, ta có thể thấy được số lượng cũng như cơ cấu tương đối ổn định của giáo viên dạy nghề tại các cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội. Trong quá trình lập hồ sơ đặt hàng, các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn phải đảm bảo các điều kiện, yêu cầu quy định về số lượng, chất lượng giáo viên, đảm bảo cho công tác dạy nghề lao động nông thôn trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên việc bố trí giáo viên cơ hữu của các trung tâm dạy nghề còn gặp khó khăn về chỉ tiêu và biên chế giáo viên. Nhiều cơ sở đã mở rộng đội ngũ giáo viên giảng dạy bằng hình thức hợp đồng, tăng số lượng giáo viên có đủ các điều kiện để tham gia giảng dạy;

Trong 3 năm hành phố đã tổ chức được 6 lớp bồi dưỡng chứng chỉ sư phạm dạy nghề cho 180 giáo viên dạy nghề. Bồi dưỡng kỹ năng nghề cho 20 giáo viên. 120 người của các cơ sở dạy nghề được bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng dạy nghề, 100 giáo viên tham gia bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phục vụ công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

Đến nay, toàn thành phố có 276 cơ sở dạy nghề, trong đó cơ sở tư nhân chiếm gần 67%. Tổng cộng đã có 20 trường trung cấp nghề công lập trên 29 quận, huyện; 7 huyện đã có trung tâm dạy nghề và 4 huyện khác (Mỹ Đức, Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai) đang tiến hành xây dựng trung tâm dạy nghề.

Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục bổ sung cán bộ chuyên trách về dạy nghề tại 12 huyện chưa có cán bộ chuyên trách tại Phòng Lao động, Thương

binh và Xã hội, đồng thời bổ sung giáo viên cho 7 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện.

Tuy số lượng các cơ sở dạy nghề khá lớn, nhưng tỉ lệ cơ sở được tham gia kí hợp đồng với Sở còn khá thấp, khoảng hơn 20%. Sở cũng chú ý đào tạo bổ sung, nhưng số lượng giáo viên dạy nghề như hiện nay còn thiếu về số lượng, chưa thể đáp ứng được yêu cầu đào tạo của đề án. Nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời, tiến độ và chất lượng đào tạo theo kế hoạch sẽ không thể đạt được.

+ Phương thức đào tạo

Phương pháp đào tạo phổ biến được sử dụng hiện nay đó là phương pháp đào tạo trực tiếp, Nghe/đặt câu hỏi kết hợp với Xem xét/thực hành, tuy nhiên, các hình thức đào tạo lại có sự khác biệt, một số hình thức phổ biến thường được áp dụng là:

- Đào tạo tập trung tại các trung tâm, cơ sở dạy nghề:

Hình thức đào tạo này rất phổ biến, nó thường được áp dụng cho những công việc cần có cơ sở vật chất đầy đủ và đồng bộ… Chương trình học bắt đầu bằng việc trang bị kiến thức lý thuyết trên lớp sau đó được đưa đến nơi thực hành dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề; được trực tiếp thực hiện công việc thuộc nghề cần học cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng nghề. Quá trình học có thể kéo dài tùy từng cấp trình độ và độ phức tạp của nghề.

Ưu điểm của hình thức đào tạo: Học viên được trang bị kiến thức một cách có hệ thống cả về lý thuyết và thực hành. Quá trình đào tạo được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, chất lượng đào tạo tốt, sau khoá học, học viên có kỹ năng thuần thục.

Nhược điểm của hình thức là tốn kém cả về thời gian và tiền bạc do phải tổ chức lớp học riêng. Học viên theo học phải sắp xếp thời gian để có thể đi

lại, học tập và sinh hoạt tại cơ sở dạy nghề nên sẽ ít đối tượng có thể đáp ứng được.

Đây là một hình thức có nhiều ưu điểm, nhưng người học lại không mặn mà với hình thức này. Những nghề có kế hoạch đào tạo theo hình thức này thường tuyển sinh khá khó khăn.

- Đào tạo lưu động ngay tại địa phương:

Đây là hình thức mà người học sẽ học tập trung tại 1 địa điểm nào đó trong địa bàn xã, huyện. Học viên cũng được giáo viên, người thợ giỏi, người thợ lành nghề chỉ bảo trong quá trình học và cùng làm việc.

Hình thức này giúp học viên nhanh chóng lĩnh hội được kiến thức, có điều kiện để làm công việc thật, học tập gần nhà cũng sẽ giúp người học có thêm động lực đi học hơn. Công tác tuyển sinh cũng đơn giản và dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc học tập lưu động tại địa phương như thế này sẽ lại phát sinh những nhược điểm khác. Đó là việc đáp ứng nhu cầu đi lại, sinh hoạt của giáo viên dạy nghề khi dạy tại địa phương. Việc học tập gần nhà tuy khiến học viên đăng kí tham gia theo học nhiều hơn, nhưng đồng thời cũng làm cho việc học thiếu nghiêm túc, vừa đi học, nhưng học viên vẫn thường tranh thủ giải quyết công việc gia đình, không chuyên tâm vào việc học như hình thức đào tạo tập trung. Việc đào tạo tại địa phương cũng khiến cho việc bố trí cơ sở vật chất, dụng cụ học tập, quá trình kiểm tra giám sát trở nên khó khăn, đối với những ngành nghề cần dụng cụ học tập chuyên dụng, kỹ thuật cao như hàn, điện… thì không thể sử dụng phương pháp này. Do các điều kiện về cơ sở vật chất, công cụ học tập không thể đầy đủ, đồng bộ như tại cơ sở dạy nghề, cho nên chất lượng học viên đào tạo theo hình thức này cũng thấp hơn khi được đào tạo bằng các hình thức khác.

Đây là hình thức được các cơ sở dạy nghề áp dụng phổ biến để đào tạo học viên theo đề án 1956. Do chủ trương của đề án là muốn phổ biến, dạy

nghề được cho nhiều người, nên việc đưa chương trình đào tạo đến gần với người dân là điều hết sức cần thiết. Đối tượng học viên là tâm điểm của chương trình, cho nên hình thức học tập nào có lợi cho người học, thu hút được nhiều người học thì phải cần phổ biến, áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, để hình thức này đạt được chất lượng đào tạo cao hơn, thì công tác kiểm tra giám sát cần phải được chú trọng hơn nữa.

- Đào tạo tại doanh nghiệp:

Hình thức này cần có sự liên kết hợp tác và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Đây là hình thức đào tạo tối ưu đối với những nghề tương đối phức tạp, hoặc các công việc có tính đặc thù đòi hỏi phải có các phương tiện, dụng cụ kỹ thuật cao mà các cơ sở đào tạo nghề ít có. Các doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với các phương tiện và thiết bị dành riêng cho học tập.

Khi được đào tạo bằng hình thức này, ngoài chương trình lý thuyết được giảng dạy như bình thường, điểm khác biệt lớn với hai hình thức trên chính là phần thực hành, học viên sẽ được tiếp xúc quá trình sản xuất kinh doanh thực tế. Học viên sau khi đào tạo sẽ có kỹ năng thực tế và thành thạo với công việc hơn. Ngoài ra, hình thức này cũng có lợi thế khi bố trí việc làm cho học viên sau khi đào tạo, vì trong quá trình học tập, những học viên có trình độ tay nghề tốt, thái độ làm việc nghiêm túc sẽ được doanh nghiệp chú ý và có thể nhận ngay vào làm việc. Nhưng việc thực hiện hình thức đào tạo này cũng khó khăn hơn hai hình thức đào tạo trên. Để có thể trao đổi với doanh nghiệp khiến họ chấp nhận cho học viên vào học tập và thực hành tại cơ sở kinh doanh của họ là cả vấn đề lớn. Vì dù ít thì nhiều, chắc chắn việc học tập và giảng dạy sẽ ảnh hưởng tới công việc kinh doanh thường ngày của họ. Nhân viên của họ ngoài việc sản xuất còn phải bỏ thời gian chỉ bảo cho học viên cũng sẽ làm giảm hiệu quả lao động. Để có thể thực hiện được hình thức này,

cần có uy tín lớn của cơ sở đào tạo hoặc phòng LĐTBXH đối với doanh nghiệp liên kết.

Đây là hình thức đào tạo rất có lợi cho người học viên nhưng lại tương đối khó thực hiện. Đồng thời hình thức này không phải ngành nghề đào tạo nào cũng có thể áp dụng. Hiện nay, việc áp dụng hình thức nào vẫn chủ yếu do các cơ sở dạy nghề chủ động sắp xếp, hiện Sở cũng chưa có quy định hay chủ trương nào cho vấn đề này. Điều này gây ra sự thiếu đồng bộ, thiếu tính nhất quán trong quá trình tiếp thu kiến thức, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

+ Tài liệu phục vụ học tập, cơ sở vật chất

Trong 3 năm (từ 2010 đến 2012), thành phố đã tập trung đầu tư cho các cơ sở dạy nghề mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy nghề; cấp kinh phí xây dựng thêm 3 bộ giáo trình sơ cấp nghề, 6 bộ chương trình trung cấp nghề để các đơn vị triển khai áp dụng.

Do nhận định được cơ sở vật chất tại các cơ sở dạy nghề cấp huyện còn thiếu và yếu nên thành phố cũng chú trọng hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện:

- Trong 3 năm, có 06 cơ sở dạy nghề được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề. Cụ thể trong bảng 2.4.

Tuy được ưu tiên đầu tư hỗ trợ như vậy, nhưng cơ sở vật chất của các cơ sở vẫn còn rất thiếu thốn so với yêu cầu đào tạo dạy nghề. Tỉ lệ phân bố ngân sách cho các cơ sở cũng chưa đều. Ta có thể tham khảo ở bảng sau:

Bảng 2.4 DANH MỤC KẾ HOẠCH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

(nguồn Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 1956 Sở LĐTBXH TP Hà Nội)

TT Nội dung

Thực hiện trong 3 năm 2010 - 2012 Tổng Ngân sách

Ngân sách địa

I

Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, mô hình dạy nghề, xây dựng chương trình học liệu, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề

78.591.351 78.591.351

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w