Giải quyết việc làm sau đào tạo

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 62)

IV Truyền thông, kiểm tra, giám sát, đánh giá 7.358.000 7.358

2.3.6 Giải quyết việc làm sau đào tạo

Theo thống kê, sau một năm mở rộng địa giới hành chính, toàn thành phố có 160.000 lao động không có việc làm, dự báo đến năm 2020 sẽ tăng lên khoảng 242.000 người. Với số lượng lao động lớn không có việc làm như vậy, giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác an sinh xã hội, có ý nghĩa to lớn trong việc ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Nhận thức được nhiệm vụ này vô cùng cấp thiết và cũng không kém phần khó khăn. Thành phố đã huy động mọi nguồn lực và lên phương án giải quyết việc làm cho số lao động trên. Thành phố đặt ra mục tiêu bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 100.000 lao động. Để thực hiện những mục tiêu này, thành phố đã triển khai 6 nhóm giải pháp chính:

- Trước hết, tập trung đầu tư phát triển sản xuất tạo việc làm cho người lao động gắn với phát triển bền vững thị trường lao động;

- Đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực dạy nghề, thực hiện tốt chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Quan tâm giải quyết việc làm vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp;

- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động;

- Tuyên truyền, nâng cao quản lý nhà nước về lao động việc làm, thông tin thị trường lao động;

Trong quá trình triển khai các nhóm giải pháp trên, thành phố được hỗ trợ kịp thời bởi TW với đề án 1956, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện các giải pháp trên, trong 3 năm trở lại đây, 276 cơ sở, trường dạy nghề trên địa bàn thành phố đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy nghề. Theo đánh giá của người sử dụng lao động, kỹ năng nghề của lao động Thủ đô qua đào tạo được cải thiện rõ rệt. Đào tạo lao động có tay nghề hướng đến mục tiêu tạo việc làm ổn định là hướng đi chính trong chương trình giải quyết việc làm của TP Hà Nội. Tính từ năm 2010 đến nay, thành phố đã đào tạo nghề cho số lao động nông thôn tại 19 huyện, thị xã. Số lao động nông thôn nói riêng và lao động trên toàn thành phố nói chung, sau khi được đào tạo, chất lượng được nâng lên đáng kể. Sau khi nâng cao chất lượng lao động, việc bố trí lao động vào các chương trình việc làm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Công tác giải quyết việc làm sau khi dạy nghề cho lao động nông thôn do đó đã thu được nhiều kết quả tích cực. Hà Nội hiện là thành phố duy nhất của cả nước có hai trung tâm giới thiệu việc làm và cũng là địa phương đầu tiên được Bộ LĐ-TB&XH thí điểm tổ chức sàn giao dịch việc làm.

Với chủ trương đúng đắn và phương châm “Dạy nghề dân cần, giúp dân sống được bằng nghề.” Không những thu hút được người dân tham gia các lớp đào tạo nghề, mà người dân cũng dễ dàng có việc làm sau khi đào tạo.

Theo báo cáo của Sở LĐTBXH trong 3 năm (2010-2012), toàn thành phố đã tổ chức dạy nghề cho gần 40.000 lao động nông thôn, trong đó tỷ lệ có việc làm đạt tối thiểu 70% trở lên. Một số nghề có tỷ lệ lao động nông thôn sau đào tạo có việc làm đạt gần 100% như: Nghề may công nghiệp tại huyện Ba Vì, huyện Đan Phượng, thị xã Sơn Tây; nghề điêu khắc tại huyện Chương Mỹ; nghề mây tre đan tại huyện Từ Liêm… Trên 18.300 người đã chuyển

sang làm các nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, đạt 75% trên tổng số người tham gia học nghề thuộc nhóm nghề phi nông nghiệp.

Bên cạnh việc đào tạo ngành nghề theo đặc thù từng địa phương, Hà Nội còn triển khai hiệu quả 2 mô hình dạy nghề điểm là may công nghiệp và nghề trồng nấm.

13 huyện (phần lớn thuộc tỉnh Hà Tây cũ, gồm: Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Ứng Hòa, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây) đã tổ chức dạy nghề may công nghiệp cho 5.168 người với tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề theo mô hình đạt 86%, thậm chí có huyện đạt tỷ lệ 100% (như Ba Vì, Mỹ Đức, thị xã Sơn Tây) với mức thu nhập đạt từ 2-3 triệu đồng/người/tháng.

Cùng với các huyện, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội cũng đã trực tiếp ký hợp đồng đặt hàng dạy nghề may công nghiệp cho 1.070 lao động để cung cấp nhân lực cho Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội, Công ty trách nhiệm hữu hạn may xuất khẩu Vitgartment, Công ty trách nhiệm hữu hạn thời trang Star và đi xuất khẩu lao động…

Ngoài việc giải quyết việc làm theo kế hoạch đào tạo của các cơ sở dạy nghề khi lập hồ sơ đặt hàng. Thành phố còn đưa lao động nông thôn đã đào tạo tiếp cận các chương trình hỗ trợ giải quyết việc làm khác như: Nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, các phiên giao dịch việc làm, xuất khẩu lao động… 7 tháng đầu năm 2013, Hà Nội đã giải quyết việc làm cho hơn 74 nghìn lao động, đạt 53,2% kế hoạch năm;

Để có thể thấy rõ hơn các kết quả trên, ta có thể theo dõi ở bảng sau:

Bảng 2.5 DANH MỤC NGHỀ ĐÀO TẠO VÀ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG 3 NĂM 2010-2012

(nguồn Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 1956 Sở LĐTBXH TP Hà Nội)

TT Tên nghề đào tạo Số người

cho lao động nông thôn có nhu học nghề (người) người học xong Được DN/ đơn vị tuyển dụng Được bao tiêu sản phẩm Tự tạo việc làm Thành lập tổ HT, Tổ SX HTX, DN Thuộc hộ thoát nghèo Thuộc hộ khá

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w