I Nghề phi nông nghiệp 34
27 Nuôi cá nước ngọt 951 50 39 0 160 16 63 28Trồng lúa chất chất lượng cao 1.285 9871009
2.4.3 Nguyên nhân
Có thể thấy, tuy thực hiện đã được 3 năm, nhưng quá trình thực hiện đề án 1956 trên địa bàn Hà Nội vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém cần phải giải quyết. Những hạn chế này làm giảm chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Những tồn tại, hạn chế này là do nhiều nguyên nhân tạo ra.
2.4.3.1 Ý thức của người lao động thuộc đối tượng học nghề
Những nguyên nhân từ phía người lao động chủ yếu do người lao động chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của đào tạo nghề, nên chưa mặn mà và dành sự tập trung cho đào tạo nghề. Hơn nữa, đa số người lao động chưa vượt qua những khó khăn xuất phát từ chính bản thân những người học nghề như: điều kiện giao thông khó khăn, thu nhập thấp…để tham gia học nghề.
Bên cạnh đó, hầu hết lao động tham gia học nghề đều có tâm lý lo ngại sau khi học nghề không tìm được việc làm đã làm hạn chế đáng kể sự nỗ lực của bản thân và ảnh hưởng đến tâm lý chung của những người có dự định học nghề. Hơn nữa, tư tưởng ăn xổi làm thuê không cần học nghề đã cản trở không ít lao động nông thôn không muốn tham gia học nghề vì sợ lãng phí thời gian.
Những hạn chế, bất cập trên có nguyên nhân không nhỏ từ chính thực trạng lao động nông thôn của TP. Đó là những trở ngại về trình độ học vấn
cũng như tuổi tác đã ảnh hưởng đến việc học nghề của người lao động nông thôn.
Thêm vào đó, sự phối hợp giữa người dân và cơ sở đào tạo cũng như cơ quan quản lý nhà nước là chưa có. Người cán bộ công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước, và các cơ sở dạy nghề, làm việc nhiều khi còn mang tính đối phó, chưa thực sự nhiệt tình và tận tụy đối với người dân. Chính vì vậy, người dân chưa có được cái nhìn đúng đắn về đề án 1956 nói riêng, cũng như chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung.
Đối với lao động nông thôn, đa phần là dân trí chưa cao, khả năng nhận thức của họ đối với học nghề là còn thiếu, vì thế, việc tuyên truyền, tư vấn của cán bộ đối với người dân là vô cùng quan trọng. Nếu người dân họ nhận thức được quá trình đào tạo nghề có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của họ, thu nhập của họ, thì công tác nâng cao chất lượng đào tạo nghề sẽ dễ dàng hơn nhiều. Điển hình như vấn đề quản lý giám sát, chắc chắn, với đội ngũ cán bộ chuyên trách hiện nay, không thể đi kiểm tra hết được chất lượng đào tạo tại các lớp học. Nhưng nếu được người dân có ý thức học tập, đi học vì bản thân mình, thì đảm bảo, họ sẽ là một kênh quản lý giám sát vô cùng hiệu quả.
2.4.3.2 Các nguyên nhân khác
TP Hà Nội có lực lượng lao động tương đối lớn và ngày càng gia tăng, tuy nhiên, việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa linh hoạt, chưa phù hợp với đặc điểm của lao động nông thôn, cụ thể:
+ Mạng lưới các cơ sở đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề còn yếu và phân bổ chưa hợp lí, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu đào tạo. Việc ký kết các hợp đồng đào tạo thiếu tính chủ động và linh hoạt trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.
+ Đội ngũ giáo viên ký kết các hợp đồng giảng dạy vừa thiếu, vừa yếu: chưa huy động được đội ngũ chuyên gia nông nghiệp, nghệ nhân và các hội nghề nghiệp tham gia quá trình đào tạo.
Ngoài ra, công tác huy động nguồn lực tài chính cho dạy nghề chưa hiệu quả. Chi phí đầu tư, hỗ trợ theo đề án còn thấp. Do vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Một số cán bộ làm việc còn chưa tự giác, tình trạng tiêu cực vẫn còn xảy ra. Vấn đề này là một vấn đề nan giải để có thể tìm được biện pháp khắc phục.
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TP HÀ NỘI THEO ĐỀ ÁN
1956