IV Truyền thông, kiểm tra, giám sát, đánh giá 7.358.000 7.358
2.3.5 Quản lý hoạt động đào tạo
- Quản lý nhà nước
Ban chỉ đạo 1956 đã được thành lập ở 3 cấp (Thành phố, huyện, xã ) Nhìn chung hoạt động của Ban chỉ đạo 1956 Thành phố và cấp huyện tích cực. Ban chỉ đạo 1956 cấp xã hoạt động chưa đồng đều. Một số xã Ban chỉ đạo 1956 cấp xã hoạt động chưa tích cực. Có 6/19 huyện, thị xã đã bố trí được cán bộ chuyên trách theo dõi riêng về dạy nghề; và 13/19 huyện đã có cán bộ theo dõi về dạy nghề nhưng còn kiêm nhiệm.
Trong quá trình thực hiện đã có sự phối kết hợp trong việc triển khai thực hiện Quyết định 1956 giữa các cấp, các ngành. Đặc biệt, ở cấp Thành phố, sự phối kết hợp của các Sở, Ngành khá chặt chẽ. Thành phố cũng đã huy động được sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trí xã hội, đặc biệt là Hội phụ nữ, đoàn thanh niên vào việc vận động hội viên tham gia học nghề theo đề án 1956.
Thành phố chỉ đạo các huyện, quận Hà Đông và thị xã Sơn Tây căn cứ các tiêu chí giám sát, đánh giá Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020” tại Quyết định số 1582/QĐ-LĐTBXH ngày 02/12/2011 nghiêm túc triển khai thực hiện;
Đã tổ chức 172 lượt kiểm tra và hướng dẫn các xã, phường, thị trấn về triển khai thực hiện Đề án và các văn bản kế hoạch của thành phố; BCĐ thành phố đã xây dựng kế hoạch và kiểm tra, giám sát, tiến hành 20 đoàn kiểm tra công tác triển khai của thực hiện Đề án của các huyện.
Về kết quả thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã. Toàn thành phố đã tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho trên 3.000 lượt người là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, cán bộ công chức xã với kinh phí gần 3 tỷ đồng. Kết quả này đã góp phần tích cực, giúp trang bị kiến thức quản lý và triển khai thực hiện cho đội ngũ cán bộ công chức xã, giúp cán bộ công chức cấp xã đạt hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ được giao;
Theo như kết quả đạt được như trên, ta có thể thấy các cơ quan quản lý nhà nước đã nhận thức được vai trò của công tác quản lý, giám sát đào tạo, nên có những nỗ lực lớn để hoàn thiện hơn công tác này . Trong quá trình tổ chức đào tạo, các phòng LĐTBXH các huyện thường xuyên tổ chức cho cán bộ đi kiểm tra giám sát đột xuất, phát hiện kịp thời thời những sai phạm và bất cập trong khâu tổ chức đào tạo dạy nghề.
Tuy nhận thức được vấn đề quản lý giám sát quan trọng như vậy, nhưng do lực lượng cán bộ chuyên trách mảng dạy nghề của các phòng LĐTBXH còn thiếu, mà cụ thể là cán bộ chuyên trách thực hiện đề án 1956 còn chưa có. Địa bàn đào tạo lại rộng lớn, các lớp học nghề thường nằm rải rác trên địa bàn huyện chứ không tập trung. Nên việc kiểm tra giám sát quá trình đào tạo của các cơ sở dạy nghề chưa thực sự chặt chẽ, thậm chí là rất khó khăn.
Công tác quản lý giám sát đã lỏng lẻo và yếu, cán bộ phụ trách lại ít và thời gian đào tạo ngắn, những yếu tố trên dễ dẫn đến tiêu cực trong quá trình kiểm tra giám sát đào tạo. Cán bộ phục trách do nhiều nguyên nhân, có thể do
nể nang hay cũng do tiêu cực, có thể không báo cáo với cấp trên về những sai phạm mình kiểm tra được. Công tác tổ chức đào tạo không được quản lý chặt chẽ, đương nhiên chất lượng đào tạo vì thế không thể cao được.
Cùng với sự quản lý của cơ quan nhà nước phụ trách chỉ đạo đề án thì công tác quản lý đào tạo trong cơ sở đào tạo cũng đóng góp một phần quan trọng. Nhiều cơ sở dạy nghề, nhận thức được chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 là một cơ hội lớn để mở rộng địa bàn hoạt động, mở rộng thương hiệu của cơ sở mình đối với địa phương.
Các cơ sở này nhận thức được việc phải giữ uy tín đào tạo, nâng cao chất lượng học viên của cơ sở mình đào tạo ra. Nên ngoài việc giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, thì các cơ sở dạy nghề cũng tự tổ chức những đợt kiểm tra, thắt chặt quản lý trong phạm vi các lớp học do cơ sở mình tổ chức. Với hành động tự kiểm tra, nâng cao công tác quản lý đào tạo, các cơ sở dạy nghề sớm phát hiện ra các sai phạm, các vấn đề còn vướng mắc tại các lớp học của mình. Từ đó đánh giá và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời, tránh trường hợp để thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước phát hiện và đình chỉ, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của cơ sở mình.
Tuy nhiên, bên cạnh các cơ sở dạy nghề làm tốt vấn đề tự quản lý, giám sát thì do nhiều nguyên nhân, hiệu quả của công tác kiểm tra, quản lý của nhiều cơ sở dạy nghề vẫn chưa cao. Các cơ sở dạy nghề này sau khi phát hiện những sai phạm, tồn tại hiện có, cũng chỉ dừng lại ở mức độ kiểm điểm, rút kinh nghiệm nội bộ, chứ chưa đưa ra các biện pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo một cách tích cực.
Một phần của vấn đề kiểm tra giám sát còn yếu, đó chính là do ngân sách chi cho công tác kiểm tra giám sát còn ít. Như trong bảng 2.4 thể hiện, thì nguồn kinh phí cho công tác kiểm tra, giám sát còn rất hạn chế.
Tóm lại, các cơ sở dạy nghề vẫn đặt nặng vấn đề lợi nhuận đào tạo mà quên đi vấn đề phải kiểm soát chất lượng, sẵn sàng thỏa hiệp với tiêu cực để ký được nhiều hợp đồng đào tạo, đem lợi nhuận về cho cơ sở mình, mở rộng địa bàn hoạt động.