Một số giải pháp mang tính điều kiện nhằm phát triển hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Hà Nội theo đề án

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 83 - 86)

I Nghề phi nông nghiệp 34

3.3Một số giải pháp mang tính điều kiện nhằm phát triển hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Hà Nội theo đề án

27 Nuôi cá nước ngọt 951 50 39 0 160 16 63 28Trồng lúa chất chất lượng cao 1.285 9871009

3.3Một số giải pháp mang tính điều kiện nhằm phát triển hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Hà Nội theo đề án

Ngoài những yếu tố nội tại, cần phải thay đổi từ cấp thành phố cho đến cá nhân những người học nghề được kể trên, có những giải pháp mang tính điều kiện, cần phải chú ý tới. Đó những bất cập về cơ chế, chính sách đào tạo nghề và liên quan tới đào tạo nghề. Đó là một trong những yếu tố hạn chế việc triển khai thực hiện và hiệu quả công tác đào tạo nghề, do vậy hoàn thiện cơ chế, chính sách là nhóm giải pháp quan trọng không thể không đề cập tới.

Trước hết, cần đổi mới và hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư, huy động nguồn vốn dạy nghề cho lao động nông thôn. Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đã đề xuất các chính sách đối với người học, với

người dạy và với các cơ sở dạy nghề khá cụ thể. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần lưu ý thêm:

Một là, cần có chính sách phối hợp cụ thể hơn giữa các tổ chức tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Đặc biệt, cần có sự phối hợp của kinh phí đề án với các nguồn kinh phí khác cũng tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn như: kinh phí của Chương trình quốc gia giảm nghèo, Chương trình 120, các chương trình khuyến nông, lâm, công, kinh phí chuyển đổi nghề khi bị thu hồi đất...

Hai là, cần có sự linh hoạt và thường xuyên theo dõi điều chỉnh các chính sách trong quá trình triển khai. Bởi vì, những vấn đề về định mức cụ thể bằng tiền sẽ chóng lạc hậu do biến động kinh tế. Một số quy định có tính chất bình quân giữa các địa phương cần có sự điều chỉnh, vì trên thực tế nhu cầu và mức độ cần hỗ trợ đầu tư của các đơn vị này có khác nhau.

Ba là, bên cạnh những chính sách chung của đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, thành phố cần chủ động khai thác những điều kiện thuận lợi riêng có để đẩy nhanh hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.

Bên cạnh đó, cần phải hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn. Đây là giải pháp mang tính tiền đề của hệ thống giải pháp phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn cần căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội; qua đó xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng nguồn lao động. Có như vậy, các quy hoạch và kế hoạch dạy nghề mới có tính khả thi. Hiện tại Thành phố đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Về thực chất, trong quy hoạch, các vấn đề phát triển nguồn nhân lực đã được đề cập và được xây dựng các chỉ tiêu cùng với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác. Trong tổ chức thực hiện quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực cũng được xây dựng thành một giải pháp để

triển khai thực hiện. Đây là cơ sở để hoàn thiện và xây dựng các kế hoạch dạy nghề.

Mặt khác, Chính phủ đã có đề án dạy nghề cho lao động nông thôn với mục tiêu khá cụ thể cho từng giai đoạn. Căn cứ vào các mục tiêu và nội dung của đề án, các địa phương cần triển khai quy hoạch và kế hoạch dạy nghề cho địa phương mình.

Để quy hoạch dạy nghề cần tiến hành rà soát lại nguồn lao động ở tất cả các xã về số lượng và chất lượng, đặc biệt là ở khối nông, lâm nghiệp. Nắm chắc yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao động, yêu cầu của dạy nghề cho lao động nông thôn, thực hiện phân tích đánh giá yêu cầu hiện tại và yêu cầu của tương lai, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo và dạy nghề mới, đào tạo và dạy nghề lại, đào tạo và dạy nghề nâng cao trình độ... Song song với đó, cần hoàn thiện công tác dự báo nhu cầu lao động theo ngành nghề, cấp trình độ trên toàn Thành phố. Tránh tình trạng khảo sát sơ sài như hiện nay. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin, hệ thống giao dịch trên thị trường lao động, đa dạng hóa các kênh giao dịch như: chợ việc làm, ngày hội việc làm… giúp người lao động có cơ hội tiếp cận nhiều hơn các thông tin về nghề và đào tạo nghề, mở rộng sự hiểu biết và học hỏi.

Ngoài ra, cần xây dựng kết hợp các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo với kế hoạch đào tạo nghề cũng như quy hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để xác định ngành nghề đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển; tập trung đầu tư cho các nghề mũi nhọn của từng địa phương.

Hơn nữa, cần hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển đào tạo nghề. Các tổ chức tham gia đào tạo cần nhanh chóng lập dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với những ngành nghề phù hợp với đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và lao động.

Các cơ quan chức năng cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho dạy nghề ở khu vực nông thôn. Thực hiện ưu đãi về cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp trong hoạt động liên kết đào tạo nghề, thu mua nông sản của nông dân.

Trong những năm tới, nên thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, từng bước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở dạy nghề về đào tạo, phát triển chương trình, tổ chức, nhân sự và tài chính…nhằm đa dạng hóa ngành nghề, loại hình và phương thức đào tạo, tạo sức hút cho công tác đào tạo nghề.

Ngành giáo dục của Thành phố nên thực hiện phân luồng hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nông thôn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, gia tăng lực lượng lao động qua đào tạo ở nông thôn.

Trên đây là những giải pháp căn bản tác giả đề xuất thực hiện thông qua việc nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại TP Hà Nội với mong muốn trong những năm tiếp theo, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại TP Hà Nội được hoàn thiện và triển khai hiệu quả hơn, góp phẩn giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập và đời sống, tiến tới giảm nghèo cho quê hương. Những giải pháp trên đây không tránh khỏi những thiếu sót, do vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành nhất để bổ sung hoàn thiện hơn nữa tính đầy đủ và thiết thực các giải pháp này.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 83 - 86)