Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 67)

I Nghề phi nông nghiệp 34

27 Nuôi cá nước ngọt 951 50 39 0 160 16 63 28Trồng lúa chất chất lượng cao 1.285 9871009

2.4.2 Những hạn chế còn tồn tạ

Tuy đã đạt được những thành tích đáng kể trong công tác thực hiện sau 3 năm triển khai. Nhưng nhìn lại, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội vẫn còn tồn tại một số các hạn chế, mà ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác trong thời gian qua. Đó là:

- Ý thức đối với học nghề của học viên còn chưa cao, tình trạng đi học không đầy đủ vẫn thường xuyên diễn ra. Nhiều người ở khu vực nông thôn vẫn chưa nhận thức được lợi ích của học nghề, nên chưa có tinh thần tự giác trong học tập.

- Tình hình khảo sát nhu cầu học nghề còn yếu và chưa thường xuyên. - Các văn bản chỉ đạo chưa sát với tình hình thực hiện đề án.

- Vấn đề lập kế hoạch đào tạo còn nhiều bất cập, gây lãng phí thời gian và làm giảm tiến độ thực hiện đề án.

- Việc phân bổ chỉ tiêu còn nhiều hạn chế, nghề thì đào tạo thừa, nghề lại chưa có chỉ tiêu để đào tạo. Quy trình đặt hàng đào tạo còn mang nặng cơ chế xin cho, dễ gây ra tiêu cực.

- Phương pháp, mô hình đào tạo tuy đa dạng như chưa phát huy hết hiệu quả, chưa được các cơ sở áp dụng một cách chính xác. Chưa phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để đào tạo theo mô hình đặt hàng.

- Chưa quan tâm tới phương án đào tạo theo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề, chủ yếu đào tạo ở trình độ sơ cấp, tuy chi phí bỏ ra ít, nhưng chất lượng lao động chưa cao.

- Tài liệu học tập, cơ sở vật chất chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nơi còn thiếu thốn, không đảm bảo chất lượng. Số lượng giảng viên dạy nghề còn đang rất thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề theo đề án 1956. Chương trình dạy nghề chưa có sự thống nhất, không có một tiêu chuẩn để đánh giá chung. Số nghề được TP cấp kinh phí xây dựng chương trình đào tạo chung còn ít. Ngoài các nghề được TP cấp kinh phí để xây dựng chương trình chung ra, các nghề khác đều sử dụng chương trình của các cơ sở dạy nghề.

- Việc cấp kinh phí luôn cố gắng đảm bảo đúng người, đúng mục đích, nhưng nhiều địa phương, vẫn lợi dụng sơ hở, đưa người lao động không đúng đối tượng vào danh sách học viên, gây lãng phí ngân sách nhà nước, và khiến nhiều đối tượng thuộc diện được hưởng mất quyền lợi.

- Công tác quản lý, giám sát quá trình đào tạo và sau đào tạo còn yếu, chưa phát huy tác dụng. không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Hoạt động của Ban chỉ đạo 1956 một số huyện chưa thường xuyên. Sự phối hợp giữa các cấp, phòng, ban, tổ chức chính trị - Xã hội trong công tác triển khai thực hiện chưa chặt chẽ. Quan trọng nhất là chưa có khâu đánh giá năng lực của người học nghề sau khi đào tạo, mức độ đáp ứng của họ đối với yêu cầu công việc tại các doanh nghiệp họ được nhận vào để có hướng chỉnh đốn.

- Công tác giải quyết việc làm sau đào tạo cũng có những thành tích đáng kể, tuy nhiên, số lượng lao động tìm được việc làm một cách ổn đinh, là vào làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn thấp. Tỉ lệ lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn để tạo việc làm chưa được cao : 5,9% ;

- Các trung tâm dạy nghề trên thành phố hầu hết tập trung ở nội thành. Các huyện ngoại thành là nơi tập trung nhiều lao động nông thôn thì các trung tâm dạy nghề lại ít. Việc thành lập trung tâm dạy nghề tại các huyện ngoại thành như : Quốc Oai, Phúc Thọ, Mỹ Đức, Ba Vi còn chậm;

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w