Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên dạy nghề

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 78)

I Nghề phi nông nghiệp 34

3.2.2Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên dạy nghề

27 Nuôi cá nước ngọt 951 50 39 0 160 16 63 28Trồng lúa chất chất lượng cao 1.285 9871009

3.2.2Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên dạy nghề

chất, đội ngũ giáo viên dạy nghề

Như đã đề cập ở trên, Hà Nội hiện đang có gần 300 cơ sở dạy nghề. Vì vậy, mở rộng mạng lưới đào tạo nghề ở đây không phải là đầu tư xây mới các cơ cở dạy nghề, mà là mở rộng mạng lưới các cơ sở dạy nghề phục vụ cho đề án 1956 của Thành phố.

Thứ nhất, TP nên mở rộng kí kết hợp đồng với nhiều các cơ sở dạy nghề hơn nữa, kể cả những cơ sở dạy nghề có uy tín trong nội thành. Giải pháp này sẽ tận dụng những kinh nghiệm, đội ngũ giáo viên chất lượng, những chương trình dạy nghề hoàn thiện, và quan trọng là các mối quan hệ sẵn có của các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp. Góp phần dễ dàng tạo việc làm hơn cho người lao động sau đào tạo.

Với vị trí là trung tâm kinh tế của cả nước và vùng Đồng bằng sông Hồng, việc đào tạo nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật trước

mắt và lâu dài cho kinh tế Thủ đô, mà còn cung cấp đội ngũ lao động cho vùng và các tỉnh lân cận. Hiện, Hà Nội đã và đang tập trung xây dựng một số trường dạy nghề chính quy có quy mô lớn, với cơ cấu đa ngành nghề, công nghệ hiện đại, có đội ngũ giáo viên, giáo trình giảng dạy đạt chuẩn của khu vực và quốc tế. Chính vì thế, quan trọng hơn hết, đó là quan tâm đầu tư tới các cơ sở dạy nghề đã có sẵn, có uy tín cũng như kinh nghiệm lâu năm như các trung tâm dạy nghề các huyện, các trường dạy nghề uy tín trong nội thành. Tránh việc đầu tư dàn trải nhưng chất lượng không cao, và tuyển sinh không đủ chỉ tiêu.

Thứ hai, TP có thể đầu tư cơ sở vật chất cho các các cơ sở dạy nghề cho lao động ở các vùng ngoại thành, trước hết là ở những huyện có tốc độ đô thị hóa cao, tỷ lệ mất đất nông nghiệp lớn để góp phần nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề đó, tạo thuận lợi cho lao động được học ở những cơ sở tốt mà không phải đi xa.

Để làm được điều đó, trước tiên, cần thực hiện việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở dạy nghề của thành phố, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khai thác mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế cùng tham gia đào tạo nghề; tiếp tục đầu tư các trường dạy nghề trọng điểm để đào tạo nguồn lao động có trình độ tay nghề cao, đáp ứng nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ cao; khuyến khích các cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện nâng cấp lên trường đào tạo có trình độ cao hơn, phù hợp với Luật Giáo dục sửa đổi; thu hút các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân tham gia đào tạo nghề.

Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo.

Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên cho các TTDN chưa đủ giáo viên cơ hữu.

Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề. Cần tập trung vào xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo một cách thống nhất. Nội dung chương trình học nghề nên được thống nhất trên toàn thành phố.

Cùng với đó, cần đổi mới phương pháp đào tạo, hiện nay, có thể chú trọng các chương trình dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại các doanh nghiệp. Đối với những ngành nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, các cơ sở dạy nghề cần liên kết với doanh nghiệp để tạo cơ hội cho học viên có điều kiện thực hành, thử việc và có cơ hội việc làm và thu nhập ngay sau đào tạo, giải pháp này sẽ góp phần tạo động lực và hứng thú với nghề của người lao động, tạo cho họ có niềm tin vào đào tạo nghề. Còn đối với những ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, cần kết hợp với những hội như Hội nông dân, Hội làm vườn, Hội sinh vật cảnh để đào tạo nghề lưu động cho nông dân; dạy nghề tại nơi sản xuất, và liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến với vùng sản xuất nguyên liệu, giải quyết đầu ra cho nông dân.

Ngoài ra, cần xây dựng chương trình dạy nghề theo diện rộng đáp ứng cho nhiều đối tượng học viên nhất là với đối tượng có trình độ học vấn thấp, vốn chiếm tỷ lệ lớn hiện nay. Mặt khác, khi chọn nghề đào tạo cho lao động nông thôn và xây dựng chương trình dạy nghề tương ứng cần căn cứ vào các yếu tố sau:

Nhu học nghề của lao động nông thôn;

Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp của thành phố trong những năm tới;

Vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội của các địa phương thông qua các lợi thế và tiềm năng vốn có cũng như nhu cầu của thị trường;

Đặc điểm lao động nông thôn của các địa phương để xác định ngành nghề và thời gian đào tạo cho phù hợp. Chẳng hạn như đối với các khóa đào tạo ngắn hạn, có thể tổ chức mở lớp vào những lúc nông nhàn để người lao động yên tâm đầu tư và tâm huyết với nghề theo học.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 78)