I Nghề phi nông nghiệp 34
27 Nuôi cá nước ngọt 951 50 39 0 160 16 63 28Trồng lúa chất chất lượng cao 1.285 9871009
2.4.1 Kết quả đã đạt được
Sau quá trình 3 năm triển khai chương trình, TP Hà Nội đã đạt được những thành tích đáng kể, có nhiều nội dung nổi bật như:
TP đã xây dựng được hệ thống văn bản chỉ đạo, tạo được hành lang pháp lý làm cơ sở cho công tác triển khai thưc hiện Quyết định số 1956 trên địa bàn thành phố. Từ đó tạo được sự chuyển biến trong việc triển khai thực hiện của các cấp, các ngành và người lao động nông thôn; Mục tiêu về tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề đã đạt được theo quy định của Đề án (tối thiểu 70%);
Ở nhiều địa phương, ban chỉ đạo thực hiện đề án đã huy động được sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị : Cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - Xã hội: Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, hội Phụ nữ…
Một thành phần quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của đề án, đó là khối các doanh nghiệp cũng đã có sự tham gia tích cực; nhìn chung, TP đã huy động được các nguồn lực của xã hội tham gia vào dạy nghề và tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề; hỗ trợ và tạo điều kiện cho người học sau khi học nghề để tổ chức sản xuất, kinh doanh…
Nội dung cơ bản là như vậy, để thấy rõ hơn, chúng ta có thể nhìn vào các con số cụ thể như sau:
Trong 3 năm Thành phố đã tổ chức được 106 phiên giao dịch việc làm, tuyển dụng được 25.000 lao động; xét duyệt 1.700 dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia GQVL thành phố với số tiền 295 tỷ đồng, GQVL cho 24.500 lao động.
Có 586 lao động được vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm; 225 người thoát nghèo/. 3.224 người nghèo tham gia học nghề, 18.315 người chuyển sang làm các nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp (đạt 75%) trên tổng số người tham gia học nghề thuộc nhóm nghề phi nông nghiệp
Với những thành tích như trên, thực sự đề án 1956 đã tạo được hiệu quả cao khi triển khai tại TP Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng lao động và tạo việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội, giữ vững ổn định Chính trị - Xã hội của Thủ đô…