Các đặc điểm nguồn lao động nông thôn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 30 - 33)

2.1.2.1 Đặc điểm vị trí địa lý của TP Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam từ năm 1946 đến hiện nay, là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích sau đợt mở rộng địa giới hành chính với 3.324,92 km2. Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.

Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông nhờ phù sa bồi đắp, 75% diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức.

Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn.[35]

2.1.2.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội của TP Hà Nội

Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ rất lâu trong lịch sử. Tên những con phố như Hàng Bạc, Hàng Đường, Hang Than... đã minh chứng cho điều này. Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn giữ vị trí quan trọng thứ hai trong nền kinh tế Việt Nam.

Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ.

Ngành công nghiệp của Hà Nội tập trung vào 5 lĩnh vực chính là cơ–kim khí, điện–điện tử, dệt–may–giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà... cũng dần có sự phục hồi và phát triển.

Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, tính trên cả tổng vốn đầu tư cũng như số lượng dự án. Các doanh nghiệp tư nhân của Hà Nội cũng phát triển mạnh, thu hút một lượng lớn lao động, đóng góp rất lớn vào ngân sách của thành phố các năm qua.

Với những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vô cùng thuận lợi như vậy, TP Hà Nội có đủ những yếu tố cần thiết để đảm bảo cho công tác thực hiện đề án 1956 được thành công tốt đẹp.

2.1.2.3 Đặc điểm nguồn lao động nông thôn

Ước tính dân số toàn thành phố đến tháng 12 năm 2012 là 6.924.700 người tăng 2,2% so với năm 2011, trong đó dân số thành thị là 2.943.500 người chiếm 42,5% tổng số dân và tăng 2,2% so với năm 2011; dân số nông thôn là 3.981.200 người tăng 2,1%.

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 là 4,8%, trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 7,8%. So với năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,3%. Số lao động được giải quyết việc làm toàn Thành phố là 133 nghìn người, bằng 95% kế hoạch.

Về giáo dục, Thành phố đã triển khai xây mới 22 trường công lập, trong đó có 11 trường mầm non, 6 trường tiểu học, 4 trường trung học cơ sở, 1 trường trung học phổ thông. Chất lượng giáo dục đào tạo tiếp tục được nâng cao. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 98,5%, tăng 0,4% so với năm 2011 (năm 2011 là 98,1%); tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,1%.[3]

Từ những số liệu kể trên, ta có thể nhận thấy được nguồn lao động của TP Hà Nội nói chung, và nguồn lao động nông thôn của TP Hà Nội vô cùng dồi dào. Nguồn lao động này có các điều kiện về giáo dục, y tế khá tốt. Kết hợp với những điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội hiện có, chính là điều kiện vô cùng thuận lợi để TP Hà Nội thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956.

Tuy nhiên, có một số hạn chế chính, là điều kiện kinh tế xã hội của Hà Nội, chỉ tập trung phát triển ở khu vực nội thành, còn các khu vực ngoại thành, nhất là các huyện thuộc tỉnh Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc cũ thì còn rất nhiều khó khăn. Nguồn lao động thuộc khu vực nông thôn có chất lượng chưa cao. Ý thức tổ chức kỉ luật theo tác phong công nghiệp là chưa có.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w