Xây dựng kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 41)

34. Thương mại điện tử 68 Cơ điện nông thôn 102 Nề hoàn thiện 136 Y học 170 Điều dưỡng viên.

2.3.2Xây dựng kế hoạch đào tạo

2.3.2.1 Xác định đối tượng đào tạo

Đối tượng theo đề án 1956 bao gồm các đối tượng là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

Đối tượng khác cần đào tạo là cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020.

Còn theo kế hoạch của thành phố: Bao gồm 3 nhóm đối tượng:

Nhóm 1: Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác (các đối tượng này được xác định theo quy định hiện hành).

Nhóm 2: Lao động nông thôn thuộc diện hộ cận nghèo. Nhóm 3: Lao động nông thôn khác.

- Trong độ tuổi lao động (nữ từ 16 đến 55 tuổi; nam từ 16 đển 60 tuổi), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Riêng những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề...;

- Có nhu cầu học nghề;

- Hộ khẩu thường trú tại Hà Nội;

- Chưa được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc từ ngân sách thành phố để học nghề; Trường hợp lao động nông thôn trong độ tuổi lao động đã được ngân sách nhà nước hoặc thành phố hỗ trợ học nghề, nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì tiếp tục được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm nhưng không quá 3 lần.

So sánh như vậy, ta có thể thấy được theo kế hoạch đào tạo của thành phố vẫn chưa có đầy đủ các đối tượng được nêu trong đề án 1956. Điều này dẫn tới việc một bộ phận lao động nông thôn bị mất quyền lợi. Mà cụ thể ở đây là cán bộ công chức xã.

2.3.2.2 Xây dựng chương trình đào tạo

Theo báo cáo của Sở LĐTBXH Thành phố, thì thành phố đã tổ chức xây dựng được 03 bộ chương trình, giáo trình phục vụ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nghề Kỹ thuật chế biến món ăn cơ bản, Nghề phay, bào cơ bản; Nghề sửa chữa động cơ ô tô bằng nguồn ngân sách Thành phố; và dựa trên cơ sở Thông tư 31/TT-BLĐTBXH đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị xây dựng chương trình phục vụ công tác dạy nghề.

Vậy có thể thấy là các chương trình nghề khác phụ thuộc hoàn toàn vào chương trình đào tạo hiện có của các cơ sở dạy nghề. Điều này làm cho chương trình dạy nghề không có sự thống nhất, mỗi người học viên học chương trình của những cơ sở khác nhau sẽ có kiến thức cũng như kỹ năng khác nhau, rất khó để kiểm tra đánh giá cũng như bố trí việc làm sau đào tạo

một cách tập trung. Hơn nữa, trong bản kế hoạch cũng như các công văn chỉ đạo thực hiện, chưa có chỉ đạo nào về việc kiểm soát chương trình các nghề của các cơ sở dạy nghề.

2.3.2.3 Lập kế hoạch đào tạo

+ Công tác lập kế hoạch của cơ quan quản lý nhà nước

Nhiệm vụ và trách nhiệm chính của cơ quan quản lý nhà nước, mà ở đây phụ trách trực tiếp công tác thực hiện đề án là UBND thành phố, Sở LĐTBXH, các phòng LĐTBXH các huyện, là ban hành các công văn hướng dẫn chỉ đạo cơ sở dạy nghề và địa phương thực hiện. trong đó nêu rõ các vấn đề về :

- Mục tiêu thực hiện,

- Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các bên có liên quan, - Thủ tục, trình tự tiến hành các bước của quá trình đào tạo.

Ngoài ra còn lập kế hoạch phân bổ chỉ tiêu đào tạo, kinh phí đào tạo Hàng năm vào tháng 10 các huyện căn cứ kết quả nhu cầu học nghề của người lao động nông thôn của địa phương và nhu cầu học nghề, nhu cầu lao động, xây dựng kế hoạch gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp và thống nhất với Liên Sở: Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư trình UBND thành phố phê duyệt và giao kế hoạch;

Sau khi nhận chỉ tiêu và ngân sách từ Sở LĐTBXH Thành phố thì các huyện tự lên kế hoạch chi tiết thực hiện. Công tác này nhiều địa phương triển khai còn khá chậm, năm 2012 có địa phương tới tận tháng 6 mới bắt đầu có kế hoạch đào tạo cụ thể cho địa phương mình và mở lớp.

+ Trình tự thủ tục mở lớp

Để có thể tổ chức được một lớp dạy nghề, thì trước đó, phải có những bước sau:

- Cơ sở đào tạo nghề tiến hành khảo sát thực tế, phân tích đánh giá tình hình có liên quan đến công tác đào tạo nghề của huyện, sau đó lập hồ sơ nhận đặt hàng dạy nghề gửi về Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện;

- Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đặt hàng; gửi dự toán chi tiết các lớp dạy nghề về Phòng Tài chính Kế hoạch huyện để xin ý kiến, sau khi có kết quả lập tờ trình, soạn quyết định trình UBND huyện quyết định phê duyệt đặt hàng.

- Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện thông báo và chuyển cho cơ sở đạo tạo nghề Quyết định đặt hàng của UBND huyện để cơ sở đào tạo nghề làm căn cứ tuyển sinh, hồ sơ ký kết hợp đồng, hồ sơ thanh quyết toán và liên hệ với doanh nghiệp bố trí giải quyết việc làm cho học viên sau đào tạo.

- Khi có đủ danh sách và hồ sơ học viên theo quy định, cơ sở đào tạo nghề lập dự toán chi tiết theo kết quả phân tích đối tượng học nghề và gửi đến Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện

- Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện tiến hành thẩm định hồ sơ và danh sách học viên, bản dự toán chi tiết, bản cam kết giải quyết việc làm cho người học sau khi được đào tạo, nếu đủ điều kiện tiến hành ký hợp đồng dạy nghề cho lao động nông thôn với cơ sở đào tạo.

- Cơ sở đào tạo nghề tổ chức thực hiện theo hợp đồng đã ký kết; Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện tổ chức giám sát, kiểm tra quá trình tổ chức dạy nghề;

- Cơ sở đào tạo nghề lập hồ sơ đề nghị thanh quyết toán kinh phí gửi đến phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện, chậm nhất không quá 60 ngày kể từ khi hoàn thành chương trình đào tạo hoặc hết thời gian theo kế hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện nghiệm thu khối lượng, làm thủ tục thanh lý hợp đồng và thẩm định hồ sơ chứng từ, quyết toán trả kinh phí cho cơ sở đào tạo nghề.

Những bước trên cần có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan quản lý và cơ sở dạy nghề. Sau khi có chỉ tiêu từ kế hoạch đào tạo của phòng LĐTBXH huyện, thì các cơ sở đào tạo mới đi khảo sát nhu cầu học và tư vấn tuyển sinh. Như đã nói ở trên nếu các phòng LĐTBXH huyện mà chậm đưa ra kế hoạch đào tạo của mình thì các cơ sở đào tạo sẽ chậm triển khai. Xét toàn bộ trình tự thủ tục hiện có, ta có thể thấy được rằng trình tự này còn mang nặng tính chất xin cho, dễ nảy sinh tiêu cực trong quá trình thực hiện. Nhất là khi có chỉ tiêu đào tạo của các huyện, sau đó là quá trình phân bổ chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo.

+ Công tác lập kế hoạch của cơ sở dạy nghề

Công tác lập kế hoạch đào tạo của các cơ sở dạy nghề hiện nay cũng còn nhiều bất cập. Do quy định về trình tự thủ tục như vậy, nên các cơ sở dạy nghề luôn đi sau kế hoạch của phòng LĐTBXH. Điều này gây lãng phí thời gian một cách vô ích, cơ sở dạy nghề không có điều kiện hoạt động hết khả năng của mình trong khi nhu cầu và tiến độ của đề án thì luôn còn đó.

Do còn bị động trong quá trình tiếp nhận chỉ tiêu đào tạo, nên nhiều cơ sở đào tạo cũng bị động luôn trong cả quá trình lập kế hoạch đào tạo, nhất là vấn đề tính toán cân đối bố trí nhân sự, cơ sở vật chất học tập. Trong khoảng thời gian đầu năm, số lượng lớp mở ra ít, thậm chí là chưa có, nhưng đến gần cuối năm thì số lượng lớp mở ra ồ ạt cùng một lúc, để chạy tiến độ, hoàn thành kế hoạch năm. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng một số cơ sở dạy nghề nhận được quyết định đặt hàng, đến hạn mở lớp nhưng lại không đủ giáo viên để nhận lớp, không đủ cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học.

Trong quy trình mở lớp thì có hai tài liệu kế hoạch khá quan trọng cơ sở dạy nghề phải lập trước khi tổ chức đào tạo một lớp. đó là hồ sơ đặt hàng và hồ sơ đặt hàng và hồ sơ ký hợp đồng.

- Quyết định thành lập cơ sở dạy nghề; Quyết định bổ nhiệm của người đứng đầu cơ sở dạy nghề; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề;

- Quyển giới thiệu về năng lực của cơ sở dạy nghề (có đóng dấu giáp lai).

Trong đó ghi rõ:

- Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của cơ sở dạy nghề;

- Tổ chức bộ máy gồm: đội ngũ lãnh đạo, quản lý; các phòng ban chuyên môn; quy chế hoạt động của cơ sở dạy nghề.

- Đội ngũ giáo viên và người tham gia dạy nghề (Kèm theo danh sách ghi rõ tên, tuổi, hình thức tuyển dụng, trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm, kinh nghiệm công tác; Bản sao các loại bằng cấp của giáo viên và người dạy nghề).

- Thiết bị học cụ: (Nêu rõ số lượng, tác dụng, chất lượng, hiệu quả khi được sử dụng vào quá trình giảng dạy).

- Chương trình đào tạo của nghề được đặt hàng (có phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, trường hợp chưa được phê duyệt thì Phòng Lao động – TB&XH là cơ quan xem xét và tham mưu cho UBND huyện phê duyệt).

- Kế hoạch đào tạo nghề của cơ sở nhận đặt hàng dạy nghề cho lao động nông thôn huyện.

Kế hoạch nêu rõ: Đặc điểm tình hình; căn cứ pháp lý; kế hoạch tuyển sinh; kế hoạch bố trí địa điểm; kế hoạch bố trí thiết bị, vật liệu, đồ dùng học cụ; Kế hoạch quản lý học viên; kế hoạch giảng dạy; kế hoạch bố trí nguồn và quản lý, sử dụng kinh phí; kế hoạch giải quyết việc làm cho học viên sau đào tạo cho học viên ít nhất đạt 75% học viên tốt nhiệp.

- Dự toán chi phí dạy nghề (mỗi nghề 1 dự toán) và tổng hợp chi phí cho toàn bộ kế hoạch nhận đặt hàng (có ý kiến của Phòng Tài chính Kế hoạch huyện).

- Công văn đề nghị của cơ sở đào tạo về việc nhận đặt hàng dạy nghề cho lao động nông thôn huyện.

- Tờ trình đề gửi: UBND huyện và Phòng Lao động TB&XH huyện; Nội dung của tờ trình nêu ngắn nhưng có đủ những thông tin cơ bản sau: Tên nghề nhận dạy, số lớp và số học viên, dự toán chi phí ban đầu, địa điểm dạy nghề, thời gian khai giảng và thời gian kết thúc, lời cam kết và đề nghị.

Hồ sơ ký hợp đồng bao gồm những giấy tờ sau:

- Quyết định phê duyệt đặt hàng dạy nghề cho lao động nông thôn của UBND huyện:

- Kèm theo hồ sơ đặt hàng dạy nghề khi trình UBND huyện quyết định. - Danh sách lao động tham gia học nghề (theo từng lớp).

- Kèm theo hồ sơ của học viên: Đơn xin học nghề của học viên, Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân, Giấy xác nhận thuộc đối tượng người có công, hộ nghèo, người tàn tật…;

- Bản cam kết của doanh nghiệp đăng ký sử dụng lao động sau khi được đào tạo đối với trường hợp học nghề phi nông nghiệp hoặc bản cam kết của học viên đối với các trường hợp học nghề nông nghiệp, bản cam kết học viên tự sản xuất kinh doanh hoặc học nghề thủ công người lao động tự tạo việc làm tại nhà sau khi được đào tạo (làm theo mẫu).

- Mỗi lớp 1 bản dự toán, có bổ sung phần hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho học viên thuộc hộ nghèo, người hưởng ưu đãi theo chính sách có công, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác….theo quy định.

Mỗi cơ sở dạy nghề thường chỉ đáp ứng được một vài ngành nghề nhất định theo năng lực vốn có. Do đã có kinh nghiệm đào tạo các ngành nghề này, nên việc xây dựng kế hoạch tổ chức lớp học, tổ chức giảng dạy cho đến kế hoạch tìm việc làm các cơ sở dạy nghề đều có thể thực hiện tốt. Kế hoạch được xây dựng chi tiết, chặt chẽ và phù hợp với yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, do mỗi cơ sở dạy nghề có một kế hoạch đào tạo khác nhau, do đó, công tác thẩm định của phòng LĐTBXH hết sức quan trọng. Hiện nay, một số phòng LĐTBXH, nhân viên còn mỏng, năng lực còn yếu, để có thể thẩm định được hết kế hoạch của tất cả các cơ sở dạy nghề là một điều

khó khăn, các đơn vị này chủ yếu dựa vào năng lực và uy tín lâu năm của các cơ sở dạy nghề để tiến hành ký hợp đồng đặt hàng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 41)