Với cơ sở đào tạo nghề

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 88 - 91)

I Nghề phi nông nghiệp 34

3.4.3Với cơ sở đào tạo nghề

27 Nuôi cá nước ngọt 951 50 39 0 160 16 63 28Trồng lúa chất chất lượng cao 1.285 9871009

3.4.3Với cơ sở đào tạo nghề

Tiếp tục củng cố và mở rộng quy mô và hình thức dạy nghề, xây dựng chương trình dạy nghề cho người lao động phù hợp với môđun của Bộ giáo dục quy định và tình hình thực tế của người lao động tại địa phương. Liên kết với các cơ sở đào tạo nghề khác và các DN để thực hiện đào tạo các ngành nghề cho người lao động phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương. Cần linh hoạt trong quá trình đào tạo, mở rộng các chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn và các ngành nghề khác để đáp ứng được nhu cầu học tập của người lao động tại địa phương. Tập hợp các kinh nghiệm đào tạo các nghề, từ đó liên kết với các cơ sở đào tạo khác, xây dựng các chương trình nghề chung, theo định hướng của Sở LĐTBXH.

KẾT LUẬN

Đề tài góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956, khẳng định vai trò quan trọng của công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại TP Hà Nội theo đề án 1956. Từ quá trình nghiên cứu và tìm hiểu và công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn TP Hà Nội tác giả có kết luận như sau:

Thứ nhất: Vai trò của nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đặc biệt là nâng

cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của TP Hà Nội.

Thứ hai: Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

theo đề án 1956 của TP Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều tồn tại, yếu kém cần sớm giải quyết.

Thứ ba: Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm nâng cao chất lượng

đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Hà Nội. Giải pháp mà đề tài đưa ra phù hợp với tình hình phát triển chung của Hà Nội. Các giải pháp trên góp phần hạn chế những tồn tại, khó khăn, yếu kém mà công tác đào tạo nghề trên địa bàn đang gặp phải. Khi triển khai công tác đào tạo nghề trong những năm tới thì cần lựa chọn và ưu tiên những giải pháp trọng yếu, và phù hợp với tình hình cụ thể của từng giai đoạn phát triển.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung, và đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở TP Hà Nội là vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Trong khuôn khổ một luận văn, những vấn đề trên đã được giải quyết phần nào. Tuy nhiên, đây là những nghiên cứu cá nhân vì vậy chưa thể giải quyết

triệt để những vấn đề được đặt ra, tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 88 - 91)