Quan điểm cá nhân

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 74 - 75)

I Nghề phi nông nghiệp 34

27 Nuôi cá nước ngọt 951 50 39 0 160 16 63 28Trồng lúa chất chất lượng cao 1.285 9871009

3.1.2 Quan điểm cá nhân

Chủ trương đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và Đề án 1956 nói riêng là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước đối với nguồn lao động nông thôn, chính vì thế, cần phải thực hiện thật tốt để lấy được lòng tin nơi người dân. Nhưng có một số vấn đề cần phải quan tâm hơn khi thực hiện vấn đề này.

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần gắn liền với chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thể của TP Hà Nội. Khi xây dựng và khảo sát nhu cầu đào tạo phải hết sức chú ý vấn đề này, bám sát với tương lai phát triển của TP, sao cho người lao động được đào tạo ra sẽ có thể sử dụng được nghề lâu dài.

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần phải quan tâm tới những đặc điểm quan trọng của TP Hà Nội, lao động sau đào tạo cần thích ứng tốt với thị trường lao động.

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải bám sát quá trình đô thị hóa nông thôn trên địa bàn TP, quan tâm hơn nữa tới đối tượng là lao động bị mất đất nông nghiệp, vì đây là lực lượng chịu nhiều thiệt thòi của quá trình đô thị hóa, trên cơ sở tạo nghề nghiệp ổn định cho lao động trên chính mảnh đất của họ. Người nông dân ly nông nhưng không phải ly hương.

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải đảm bảo chất lượng. Đảm bảo sau quá trình đào tạo, người lao động được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng tối thiểu để có thể tự tin, vận dụng kiến thức vào cuộc sống, đủ khả năng tìm kiếm thông tin, tìm kiếm việc làm, tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.

Nguồn lao động nông thôn rất dồi dào về số lượng nhưng do đào tạo chưa tốt nên chưa phát huy được hiệu quả kinh tế cao, nếu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956, hiệu quả kinh tế từ đề án là rất lớn.

TP Hà Nội đã có nhiều các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để công tác thực hiện đề án 1956 được trôi chảy và đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thực tế, còn phát sinh nhiều các vấn đề chưa thể giải quyết được, điều này gây ra các hạn chế trong công tác thực hiện. Góp phần làm cho chất lượng của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Hà Nội chưa được cao.

Do đó, nhất thiết phải xử lý các vấn đề còn tồn tại, đi sâu vào giải quyết từ nguyên nhân, từng bước nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Hà Nội trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w