Thay đổi thái độ đối với học nghề của người dân khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 76 - 78)

I Nghề phi nông nghiệp 34

3.2.1Thay đổi thái độ đối với học nghề của người dân khu vực nông thôn.

27 Nuôi cá nước ngọt 951 50 39 0 160 16 63 28Trồng lúa chất chất lượng cao 1.285 9871009

3.2.1Thay đổi thái độ đối với học nghề của người dân khu vực nông thôn.

phủ bằng việc tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, của cán bộ, công chức cơ sở và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô đến năm 2015, định hướng công tác đào tạo nghề tập trung vào việc phát triển mạnh đào tạo nghề cả về quy mô và chất lượng, trong đó chú trọng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo, bảo đảm sự đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo và cơ cấu trình độ nghề nghiệp; tập trung đầu tư đào tạo nghề trình độ cao nhằm xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề vững, đủ khả năng tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị kỹ thuật hiện đại, có khả năng tham gia cạnh tranh trong thị trường lao động trong nước và quốc tế, cung cấp nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động.

3.2.1 Thay đổi thái độ đối với học nghề của người dân khu vực nôngthôn. thôn.

Trong đào tạo nghề, một trong ba nội dung quan trọng và căn bản cần trang bị cho người lao động là thái độ của họ đối với nghề. Cũng như vậy, đào tạo nghề chỉ thực sự hiệu quả khi có sự ủng hộ và hợp tác nhiệt tình từ phía

người lao động. Đào tạo nghề không chỉ là nhiệm vụ mà là quyền lợi lớn của xã hội dành cho lao động nông thôn. Nhà nước đã đầu tư nguồn lực cho lao động nông thôn đi học, nhưng họ phải cảm thấy cần học và có ý thức muốn tham gia học thì công tác dạy nghề cho họ mới đạt được hiệu quả. Nếu bản thân những đối tượng cần đi học chưa ý thức được việc cần học nghề thì quá trình thực hiện của các bộ phận còn lại chỉ mang tính đối phó, lãng phí ngân sách Nhà nước.

Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đào tạo nghề. Qua khảo sát, có thể thấy rõ tình trạng người dân chưa mặn mà với đào tạo nghề, chưa nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo nghề đối với việc cải thiện việc làm, thu nhập và đời sống,…do vậy, nâng cao nhận thức về học nghề đối với người lao động là giải pháp quan trọng hàng đầu trong hướng phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong những năm tới. Nhóm giải pháp này cần được thực hiện bằng các giải pháp cụ thể như sau:

Đầu tiên, các cấp chính quyền cần nâng cao nhận thức về học nghề cho lao động nông thôn bằng nhiều hành động thực tế, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo cũng như học nghề. Thực hiện bằng các biện pháp cụ thể như tuyên truyền rộng rãi, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các thông tin tuyên truyền đi sâu vào lợi ích của việc học nghề. Đây là điều quan trọng hơn cả, khi người lao động nhìn nhận được các lợi ích của việc học nghề thì mọi công tác đều trở nên dễ dàng. Người lao động sẽ tự ý giác phối hợp để học nghề. Bên cạnh phổ biến về lợi ích của việc học nghề, các cấp chính quyền địa phương cũng cần tăng cường phổ biến các chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề tới người lao động, nhất là về đề án 1956 của Chính phủ. Để tạo niềm tin cho người lao động, cho họ thấy được những điều kiện thuận lợi, sự ủng hộ của Nhà nước với vấn đề học nghề.

Thứ hai, những bộ phận có liên quan như Hội nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ…cần tổ chức các buổi tham quan các mô hình kinh tế hiệu

quả; Tuyên dương những tấm gương làm kinh tế giỏi nhờ tham gia các khóa đào tạo nghề và áp dụng vào đời sống thực tiễn; tìm hiểu sâu rộng về thị trường lao động và phổ biến trực tiếp những yêu cầu cũng như nhu cầu của thị trường cho người lao động,…

Thứ ba, vấn đề tôn vinh những người làm nghề giỏi cũng nên xem xét một cách nghiêm túc. Hiện nay, nếu như những người nghiên cứu khoa học có học hàm học vị để tôn vinh, thì còn quá ít những cuộc thi, những danh hiệu dành cho những người có tay nghề cao. Vì vậy, ban chỉ đạo đề án của thành phố cũng cần xem xét kiểm tra các tấm gương điển hình, sàng lọc một vài có thành tích nghề thực sự xuất sắc, đưa lên biểu dương, tôn vinh một cách nghiêm túc, và quảng bá hình ảnh rộng rãi. Điều này sẽ góp phần không nhỉ làm thay đổi được tâm lý người dân đối với học nghề, làm nghề. Cho họ thấy làm nghề tốt cũng sẽ được xã hội tôn vinh xứng đáng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 76 - 78)