Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 35 - 36)

Những đường lối và chủ trương, chính sách của Đảng nếu đúng và phù hợp sẽ là điều kiện rất thuận lợi để phát triển công tác đào tạo nghề.

Nghị quyết số 26/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi là Nghị quyết Tam nông) ra đời ngày 5/8/2008, đã xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Theo đó, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm và triển khai mạnh mẽ trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về "Chương trình hành động của Chính

phủ", trong đó có nêu mục tiêu: "Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập một bước cho người nông dân". Cụ

thể, ngày 27/11/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1956/QĐ- TTg về phê duyệt đề án“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm

2020” (gọi tắt là Đề án 1956). Đề án nêu rõ quan điểm: "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”.[30] Bên cạnh

đó, ngày 31/8/2012 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1201/2012/QĐ-TTg về phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc

làm và Dạy nghề giai đoạn 2012- 2015”. Mục tiêu của Chương trình nêu rõ: “ Hỗ trợ phát triển đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng cường xuất khẩu lao

động và phát triển thị trường lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế nhất là ở khu vực nông thôn giai đoạn 2012-2015”.[31] Có thể nói, đây là những căn cứ pháp lý quan trọng, đẩy

mạnh phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 35 - 36)