Tổ chức đào tạo

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 48 - 50)

34. Thương mại điện tử 68 Cơ điện nông thôn 102 Nề hoàn thiện 136 Y học 170 Điều dưỡng viên.

2.3.4 Tổ chức đào tạo

2.3.4.1 Tuyển sinh, tuyên truyền và tư vấn học nghề

Theo một số khảo sát mới đây, tình hình dạy và học nghề trên địa bàn của Hà Nội cũng đang gặp phải khó khăn chung, đó là số lượng người có mong muốn theo học nghề hiện nay còn rất ít.

Nguyên nhân được cho rằng xuất phát từ tâm lý thích đi học đại học, không thích học nghề ăn sâu trong tiềm thức của người dân Thủ đô nên rất khó tuyển sinh học nghề. Mặt khác, nhiều lao động còn cho rằng đi học nghề không có chế độ, ảnh hưởng đến thu nhập nên không muốn đi học nghề.

Để tháo gỡ tâm lý ngại học nghề của người dân ở một số địa phương, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội đã chủ động phối hợp với các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn.”

Theo báo cáo của Sở LĐTBXH, thành phố đã tổ chức tuyên truyền Quyết định số 1956/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của Thành phố tới cán bộ chủ chốt tất cả các Sở, ngành, quận, huyện, các tổ chức chính trị, xã hội, các Tổng công ty thuộc thành phố. Đồng thời tổ chức in, ấn tài liệu phát tài liệu tới các bộ chủ chốt cấp huyện, cấp xã;

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã tổ chức phổ biến Quyết định số 1956/QĐ –TTg tới cán bộ lãnh đạo các Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, lãnh đạo các cơ sở dạy nghề trên địa bàn. Tổ chức Hội nghị tập huấn về chuyên môn cho cán bộ và lãnh đạo 20 Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Đồng thời 100% huyện đã tổ chức phổ biến Quyết định số 1956/QĐ – TTg tới cán bộ chủ chốt cấp huyện và cán bộ chủ chốt cấp xã. Một số huyện đã mở rộng thành phần phổ biến tới các cán bộ điều tra nhu

cầu đào tạo nghề, tổ chức tốt công tác tuyên truyền Quyết định 1956 với các hình thức đa dạng. Các biện pháp tuyên truyền được sử dụng phong phú như phát thanh trên hệ thống thông tin truyền thanh địa phương, mở Hội nghị chuyên đề về dạy nghề cho lao động nông thôn với quy mô lớn và gồm nhiều thành phần tham dự, lồng ghép tuyên truyền QĐ 1956 với chương trình khác và với các Hội nghị.

Trong 3 năm Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã in 145.853 tờ rơi tuyên truyền về các chính sách của Quyết định số 1956/QĐ – TTg chuyển tới các Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để triển khai tuyên truyền, phát tới người lao động nông thôn ; tuyển sinh thông qua hơn 200 phiên giao dịch việc làm cố định và lưu động trong suốt 3 năm qua (từ 2010-2012).

Các Đài, Báo của Hà Nội cũng thường xuyên đưa các tin, bài, phóng sự, các bài tuyên truyền về Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

Cụ thể ta có thể thấy ở

Bảng 2.2 DANH MỤC CÁC NGHỀ ĐÀO TẠO; NHU CẦU HỌC NGHỀ VÀ KẾT QUẢ DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

(nguồn Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 1956 Sở LĐTBXH TP Hà Nội)

TT cho lao động nông thônTên nghề đào tạo

Số người có nhu

cầu học nghề

(Người)

Kết quả dạy nghề cho LĐNT và việc làm sau học nghề (người)

Tổng số đăng kí học

Đối tượng 1 Đối tượng 2 Đối tượng 3

Tổng số người học xong Người được hưởng CS ưu đãi NCC với CM Người dân tộc thiểu số Người thuộc hộ nghèo Người thuộc hộ thu hồi đất Người tần tật Người thuộc hộ cận nghèo LĐNT khác

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w