I Nghề phi nông nghiệp 34
27 Nuôi cá nước ngọt 951 50 39 0 160 16 63 28Trồng lúa chất chất lượng cao 1.285 9871009
3.2.4 Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động
Tạo việc làm mới và giải quyết việc làm thêm cho người lao động nông thôn chính là phương pháp thể hiện rõ nhất hiệu quả của đề án 1956. Cho đến hiện tại, trong quy trình thực hiện đề án, các cơ sở đào tạo vẫn có trách nhiệm phải bố trí việc làm cho học viên sau quá trình đào tạo nghề. Vì vậy, phải tăng cường trách nhiệm này bằng cách thắt chặt khâu cuối cùng của quy trình đào tạo.
Thứ nhất, trong quá trình nghiệm thu kết quả đào tạo trước khi quyết toán, các phòng Lao động huyện, là đơn vị đặt hàng, phải có tăng cường kiểm tra công tác bố trí việc làm sau khi đào tạo. Nếu người lao động được bố trí việc làm, tạo được thu nhập ổn định, thì mới tiến hành quyết toán cho cơ sở đào tạo. Ngoài các giải pháp tạo việc làm cho lao động ngay tại địa phương bằng cách khuyến khích, hướng nghiệp cho lao động đi vào các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp và tại các làng nghề truyền thống thì việc giải quyết việc làm cho lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ là một giải pháp quan trọng và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
Thứ hai, trong thời gian tới cần có chính sách thu hút, mở mang các ngành dịch vụ, cung ứng lao động, góp phần đưa lao động có tay nghề, đã được dạy nghề tiếp cận gần hơn với các yêu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Khuyến khích lao động nông thôn học nghề để tìm việc làm tại các doanh nghiệp; đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện cam kết tuyển dụng lao động vào làm việc vì đây là phương án bố trí việc làm mang tính ổn định cao nhất dành cho người lao động nông thôn.
Thứ ba, nhân rộng đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo định hướng xuất khẩu lao động, đào tạo tại các trung tâm học tập cộng đồng, đào tạo tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và truyền nghề tại các làng nghề trên địa bàn.
Ngoài ra, một giải pháp nữa là giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động cho để họ có cơ hội đi làm việc với thu nhập cao cũng như học hỏi ở các nước trên thế giới. UBND các địa phương liên kết với các công ty xuất khẩu lao động dưới sự chỉ đạo của UBND TP đào tạo, định hướng, tư vấn, hỗ trợ vay vốn và đưa lao động đi xuất khẩu lao động. Mở rộng tiếp nhận các công ty về tuyển lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài; Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện ưu tiên cho vay vốn đối với những người đi xuất khẩu lao động.
Giải quyết được việc làm cho người lao động sau khi đào tạo là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong thời gian tới của TP Hà Nội. Công tác đào tạo nghề gắn liền với giải quyết việc làm sẽ là động lực thúc đẩy người lao động có nhu cầu học nghề cao hơn, họ có thể yên tâm học tập, phát huy hết khả năng và ý thức, trách nhiệm của bản thân, từ đó chất lượng lao động sẽ được nâng cao; các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ tận dụng được nguồn nhân lực tại địa phương đảm bảo về số lượng và chất lượng giúp yên tâm sản xuất kinh doanh.
3.3 Một số giải pháp mang tính điều kiện nhằm phát triển hiệu quảđào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Hà Nội theo đề án 1956