1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, TMĐT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp. Dự đoán về một tương lai của TMĐT theo Bangkok Post: “ hiện giao dịch TMĐT chiếm 2,5 % GDP của Việt Nam tương ứng với gần 2 tỷ USD và
dự kiến sẽ đạt 6 tỷ USD vào năm 2015”. Người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ có sự thay đổi nhận thức về mua sắm trực tuyến rất nhanh. Các doanh nghiệp cũng đã nhận thấy lợi ích của TMĐT : có website chiếm 30%, 100% kết nối internet ( theo báo cáo TMĐT 2012 của Bộ Công Thương).
Tại Việt Nam cũng có rất nhiều các văn bản pháp luật, chính sách, báo cáo nói về TMĐT nói chung cụ thể:
Luật Giao dịch điện tử ( có hiệu lực từ ngày 1/3/2006): đây là luật đầu tiên
của Việt Nam điều chỉnh một cách toàn diện các giao dịch điện tử trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về TMĐT; Nghị định số 26/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực Chữ ký số; Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet; Nghị định 43/2011/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Thông tư số 09/2008/TT- BTTTT hướng dẫn Nghị định TMĐT về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT; Thông tư số 46/2010/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động của các website TMĐT bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ…
Luật Công nghệ thông tin ( có hiệu lực từ 1/1/2007): cùng với luật giao
dịch điện tử, luật CNTT đã thiết lập nền tảng pháp lý cơ bản cho việc đẩy mạnh giao dịch điện tử nói chung và TMĐT nói riêng: Thông tư số 05/2008/TT-BTTTT hướng dấn một số điều của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet; Thông tư số 14/2008/TT- BTTTT quy định về hoạt động quản lý trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến…
Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử: quy định về việc phát
triển, ứng dụng, quản lý hoạt động TMĐT.
Hiện nay đã có một số sách và tài liệu tham khảo nghiên cứu về Marketing TMĐT nói chung và lập kế hoạch Marketing TMĐT nói riêng như:
Nguyễn Bách Khoa (2006), Giáo trình Marketing TMĐT, NXB Thống Kê:
Nội dung bao trùm các vấn đề liên quan đến Marketing TMĐT ,đồng thời cuốn sách cũng đưa ra quy trình hoạch định chiến lược Marketing TMĐT và triển khai một kế hoạch Marketing TMĐT.
Ngoài ra còn một số tài liệu tham khảo như: Sổ tay kiến thức TMĐT-
Marketing qua mạng của công ty TNHH TMĐT V.E.C, tài liệu chiến lược Marketing điện tử của tác giả Bùi Đức Tuấn, trưởng phòng kinh doanh công ty cổ
phần đầu tư và công nghệ OSB: nêu lên vai trò quan trọng của e-marketing, khái niệm và cách thức nghiên cứu lập kế hoạch chiến lược marketing.
Đã có một số đề tài nghiên cứu về Marketing TMĐT như: đề tài khoa học cấp bộ nghiên cứu ứng dụng Marketing trực tuyến trong hoạt động thương mại
của doanh nghiệp Việt Nam, PGS.TS Đinh Văn Thành, PGS.TS Nguyễn Hoàng
Long: đã chỉ ra tầm quan trọng của marketing TMĐT đối với các doanh nghiệp
hiện nay.