Lời trần thuật có mục đích nhờ

Một phần của tài liệu Hành động Nhờ trong tiếng Việt (Trang 125)

- Tôi giúp anh được không?

3.2.3.1. Lời trần thuật có mục đích nhờ

Lời trần thuật có mục đích nhờ là lời thỏa mãn mô hình cấu trúc của lời trần thuật nhưng lại có đích ngôn trung nhờ. Lời trần thuật có mục đích nhờ

thường được nhận diện dựa trên cơ sở xác định ngôi của đề ngữ cùng với các phương tiện quy ước dùng để đánh dấu lời cầu khiến gián tiếp, thường là phát ngôn thông báo về ý muốn, tức là sự xuất hiện của các vị từ mong, muốn và nội dung của phát ngôn đó. Trước đây, một số người thường cho rằng những lời chứa động từ mong, muốn là lời trần thuật. Song, phát ngôn chứa mong, muốn có phải là lời trần thuật hay lời cầu khiến nói chung, lời nhờ nói riêng (như phần trước của luận văn đã trình bày về lời nhờ bán tường minh chứa

mong,muốn) thì phải xem xét cụ thể.

Theo [10], các phát ngôn có mô hình từ loại:

D1/D3 + mong, muốn + V(p)

là các phát ngôn có hình thức trần thuật. Qua khảo sát ví dụ chúng tôi thấy, cũng thuộc mô hình trên, nhưng các phát ngôn chứa đề ngữ ở ngôi thứ nhất D1 là những phát ngôn trần thuật có mục đích nhờ:

123

D1 + mong, muốn + V(p)

Ví dụ 1: Hội thoại

Em muốn nhờ chị trông con một lúc chi ạ.

(Người bạn cũ, Thạch Lam) Ví dụ 2: Gửi Phong Khê, tụi này muốn nhờ bạn từ ngày mai đừng gửi thư tỏ tình vô ngăn bàn con Thục nữa mà chỉ gửi mận, xoài, xá lị…

(Bồ câu không đưa thư, Nguyễn Nhật Ánh) Phát ngôn ở ví dụ 1 chứa D1 là ―em‖, động từ muốn là động từ chính, ―nhờ‖ là động từ phụ (V) hoàn toàn thỏa mãn mô hình lời trần thuật, nhưng xét về nội dung toàn phát ngôn, thì ví dụ trên lại có đích ngôn trung nhờ. Phát ngôn

ở ví dụ 2 cũng có cấu trúc và đích ngôn trung tương tự. Lời trần thuật chứa động từ mong, muốn dùng để bày tỏ nguyện vọng của chủ ngôn với tiếp ngôn chính là cơ sở ngữ nghĩa giúp người nghe thực hiện thao tác suy ý đồng hướng ra hàm ý cầu khiến tiếp ngôn thực hiện nguyện vọng của chủ ngôn.

Một phần của tài liệu Hành động Nhờ trong tiếng Việt (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)