Vị từ hành động hộ

Một phần của tài liệu Hành động Nhờ trong tiếng Việt (Trang 54)

- Cháu cầm cái nia ra đưa cho nó giúp dì!

b. Vị từ hành động hộ

Vị từ hành động hộ có nghĩa là : làm thay giúp người khác. Như vậy hành động hộ có lực ngôn trung cầu khiến nhằm thực hiện đích chính là một hành động nhờ vả, như vậy vị từ hành động hộ có ý nghĩa và cách dùng tương tự như vị từ hành động giúp.

Ví dụ 1: - Anh hộ tôi một lúc!

- Nhà bác chịu khó hộ tôi mấy hôm nhé. - Hộ bố cái! Khiêng cái ghế ra sân nào.

Vị từ hành động hộ ở các ví dụ trên là vị từ chính, cấu trúc câu thuộc mô hình K2’: D2 + Vck + V(p) + Tck. Điển hình như ví dụ ―Nhà bác chịu khó hộ tôi mấy hôm nhé‖, D2 của lời là nhà bác, Vck là hộ, Tck là nhé.

Ví dụ 2: - Làm nốt hộ em tí!

- Lấy hộ tôi cái khăn mặt.

Các phát ngôn ở ví dụ 2 lại sử dụng kết cấu V + hộ để biểu đạt lời nhờ, tương tự giúp, lúc này hộ đóng vai trò là vị từ phụ diễn đạt ý nhờ cho nội dung hành động chính trong câu.

52

2.1.4.3. Vị từ cầu khiến mong, muốn a. Vị từ mong a. Vị từ mong

Mong được từ điển tiếng Việt [20] giải thích như sau:

1) Ở trạng thái trông ngóng, đợi chờ điều gì, việc gì xảy ra. (Ví dụ: Mong cho chóng đến Tết)

2) Có nguyện vọng rằng, ước muốn rằng (Ví dụ: Mong anh thông cảm) 3) Có thể có được hi vọng; hòng (Ví dụ: Phải nỗ lực hơn nữa mới mong

đạt kết quả)

Với nghĩa 1), mong là vị từ trạng thái. Với nghĩa 3), mong đồng nghĩa với hi vọng cũng là vị từ trạng thái. Với hai nghĩa này mong không thể hiện ý cầu khiến mà thường hoạt động trong lời trần thuật hoặc lời hỏi.[10]

Với nghĩa 2), mong biểu thị ý nghĩa cầu khiến. Mong trong các phát ngôn thường mang sắc thái ―cầu‖ nhiều hơn sắc thái ―khiến‖, tức là vị thế giao tiếp của chủ ngôn ngang bằng hoặc thấp hơn tiếp ngôn, chính vì vậy, tính ―cầu‖ của mong rất tương thích với hành động nhờ. (Điều này sẽ được trình bày cụ thể trong chương 3 của luận văn.)

Ví dụ: Em mong anh giúp em sửa lại lỗi lầm.

Một phần của tài liệu Hành động Nhờ trong tiếng Việt (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)