- Cháu cầm cái nia ra đưa cho nó giúp dì!
2.1.4.1. Vị từ ngôn hành nhờ
Nhờ là một vị từ ngôn hành, tức là vị từ biểu thị hành động mang đặc trưng cơ bản của vị từ ngôn hành cầu khiến – được thực hiện bằng cách nói ra, khi ta nói xong cũng chính là lúc ta thực hiện xong hành động. Vị từ ngôn hành nhờ đặt trong biểu thức ngôn hành kiểu mẫu K1 ta có:
K1 = D1 + nhờ + D2 + V(p)
Lời nhờ phải đảm bảo các điều kiện về ngôi và ngữ cảnh của biểu thức K1, nghĩa là chủ ngôn là danh từ / đại từ ngôi thứ nhất, tiếp ngôn là danh từ / đại từ ngôi thứ hai, vị từ nhờ được thực hiện ở thời điểm ―bây giờ‖, địa điểm tạo bối cảnh là ―tại đây‖. Vị từ nhờ nằm trong cú chính của cấu trúc nòng cốt biểu thị sự tình. Nó cũng không đứng sau các từ biểu thị dự định.
Vị từ ngôn hành nhờ hoạt động với hiệu lực cầu khiến khi nằm trong một cấu trúc nhất định phải đảm bảo được các yếu tố như ―tôi, anh, bây giờ, ở đây‖. Xét về vị trí kết hợp có thể thấy vị từ ngôn hành nhờ nằm ở mệnh đề chính của phát ngôn. Vị từ nhờ không đứng sau các thực từ hoặc các từ tình thái chỉ thời gian ―đã, đang, sẽ, vừa mới‖. Khi có mặt các nhóm từ ngày, vị từ ngôn hành nhờ mặc nhiên biến thành vị từ miêu tả, lời nhờ mặc nhiên biết thành lời trần thuật, nghĩa là nó không phải là phát ngôn nhờ trực thuộc các phát ngôn cầu khiến điển hình nữa.
47
. - Phải đấy, đến mai hẵng về. Tôi nhờ chị Lan phải làm thế nào giữ anh ấy lại thì làm
(Sợi tóc, Thạch Lam) Ví dụ trên chứa vị từ ngôn hành tường minh nhờ, cấu trúc K1 xuất hiện dạng đầu đủ, D1 là tôi, D2 là chị Lan.
Ví dụ 2: Ở ủy ban về. Người cậu lâng lâng sung sướng. Tần ngần một lúc, cậu bảo với mẹ tôi:
- Em nhờ chị một việc
(Một chuyến đi, Nguyễn thị Thu Huệ) Tương tự, lời ―em nhờ chị một việc‖ ở ví dụ 3 cũng chứa vị từ ngôn hành
nhờ, D1 là em, D2 là chị.
Ví dụ 3: Tôi kéo nàng vào nhà. Nàng nhìn tôi như nhìn quân cướp. Nàng hỏi: - Anh định làm gì tôi? Tôi chỉ nhờ ở cửa nhà anh một lát thôi. Hãy tha cho tôi.
- Tôi chỉ giúp cô thôi.
(Những đêm thắp sáng, Nguyễn thị Thu Hiền) Không giống hai ví dụ trên, lời của chủ ngôn ở ví dụ 3 là một lời trần thuật do đó là lời chủ ngôn miêu tả về hành vi của mình, vị từ nhờ đứng sau từ ―chỉ‖ là tiểu từ tình thái tần xuất không phải là vị từ ngôn hành.
Trường hợp biểu thức điển mẫu vắng D1 / chủ ngôn, ta có công thức.
K1 =nhờ + D2 + V(p)
Ví dụ 4: Một lần anh đột ngột xuất hiện. Mặt nhiều nếp nhăn hơn, quần áo đơn giản hơn. Anh đưa vào tay chị một gói nhỏ:
- Nhờ em mang đến đưa cho mẹ hộ anh. Chia làm ba lần may ra mẹ nhận
48
(Một trăm linh tám cây bằng lăng, Nguyễn Thị Thu Huệ) Ví dụ 5:
- Anh có muốn hét lên cho cả làng chài này biết đàn ông miền biển bắt nạt vợ thế nào không?
- Giời ơi, bắt ăn chứ không phải bắt nạt.Nhờ em ăn hộ bố con anh, mai kia em bé tự ăn được, anh để em chết đói lúc đấy lại chả cướp của bố con tôi.
Chị hơi cười và lại nhìn ra tấm khăn voan.
(Rượu cúc, Nguyễn Thị Thu Huệ) Ví dụ 6: Trước khi chết, anh tôi còn gọi chúng tôi lại bảo:
- Anh chỉ có một người bạn tốt là ông Bình, nhờ các em đem cái gói này đưa lên cho ông ấy
(Người bạn trẻ, Thạch Lam) Ví dụ 7: Vú già vẫn đứng đợi. Tôi bảo Khanh
- Nhờ mợ vào trông em nó ngủ trước. Tôi phải ra có việc
(Người bạn cũ, Thạch Lam) Các ví dụ trên đều là lời nhờ vằng chủ ngôn, do chủ ngôn đã có mặt trong giao tiếp nên tự tỉnh lược nhân xưng.
Từ nhờ dùng trong tổ hợp cho tôi nhờ ở cuối một lời cầu khiến dùng để nhấn mạnh thêm cho lời nhờ / lời đề đạt, biểu thị ý nài nỉ tiếp ngôn hãy vì tình
cảm với mình hoặc vì sự nể nang với mình mà hãy làm điều mình yêu cầu. Tổ hợp cho tôi nhờ biểu thị sắc thái suồng sã, thường được dùng khi chủ ngôn có vị thế xã hội cao hơn hoặc ngang bằng tiếp ngôn.
Ví dụ 8: Mọi người thấy chuyện không thể đùa giỡn được nữa, vội tản đi. Còn lại mình Thanh đang thay quần áo, véo von: Em ơi Hà Nội phố, ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa…
- Im đi cho tao nhờ. Sao mày không đi nốt cho tao thoát – Hoài hét lên
49
Trong một số trường hợp, vị từ nhờ không thỏa mãn được các điều kiện của hành động cầu khiến, thì dù biểu thức hay phát ngôn có xuất hiện nó thì đó cũng không phải là một lời nhờ. Xét các ví dụ sau
Ví dụ 9: Tôi tính ngày mai nhờ cậu mấy việc, không biết ngày mai cậu có bận quá không?
Lời ở ví dụ 9 không phải là lời nhờ do vị từ nhờ đứng sau tình thái từ chỉ thời gian dự định là ―ngày mai‖.
Ví dụ 10: (Hội thoại)