Nào, cả nhà mau ra giúp bố nhanh lên Nào, nhà bác ra bê đồ vào nhà hộ em cái.

Một phần của tài liệu Hành động Nhờ trong tiếng Việt (Trang 104)

- Nào, nhà bác ra bê đồ vào nhà hộ em cái.

Nào ở đầu lời biểu thị ý nghĩa cầu khiến với sắc thái kêu gọi cao hơn nào

ở cuối lời. Ngược lại, nào ở cuối lời biểu thị ý nghĩa cầu khiến với sắc thái động viên năn nỉ. Có thể dùng nào vừa ở đầu lời, vừa ở cuối lời để tăng sự thuyết phục.

Ví dụ:

Toàn cùng tốp công nhân nông trường xuất hiện, trên tay lỉnh kỉnh xách vài chiếc túi đựng quà... vừa gọi nhau í ới "Nào, nào mang vào đây hộ nào"

(Người đàn bà uống rượu, Hữu Ước)

b. Tiểu từ tình thái:nhé

Tiểu từ tình thái nhé được từ điển tiếng Việt ghi chú là từ nằm ở cuối câu nhằm giao hẹn về một sự việc nào đấy. Về ý nghĩa trong lời nhờ, nhé biểu thị sự yêu cầu người nghe đồng ý với người nói và làm theo sự mong muốn của người nói:

Ví dụ: Nhờ em dạy giúp cháu môn Toán nhé!

Về vị trí và chức năng, từ nhé đứng sau cấu trúc câu, ở cuối lời với chức năng tạo dạng thức lời cầu khiến, mà cụ thể ở đây là bổ trợ ý nghĩa tình thái cho lời nhờ. Tiểu từ nhé giúp cho lời nhờ có được tính lịch sự.

Tiểu từ nhé có biến thể ngữ âm là nhớ, nhá, nha và biến thể từ vựng ở Nam bộ là nghe, nghen.

102

- Để đó tau gở cho. Hai đứa bay cứ đi đi cho kịp công việc. Này! Cái đời cách mạng chi mi vừa đọc đó, mi viết giúp tau vô tờ giấy, tao đánh vần đọc chơi nghe!

(Tuyển tập truyện ngắn Cách mạng, 2001) Ở phát ngôn trên, chủ ngôn muốn tiếp ngôn đồng ý với mình về dự tính hành động của mình. Phát ngôn đó biểu thị đích ngôn trung nhờ với lực ngôn trung thiên về cầu.

Các hành động ngôn trung như: nhờ, mời, dặn dò…đều có chứa tiểu từ tình thái nhé.

Ví dụ:

(1) Hành động nhờ:

- Cho tôi đi nhờ đến bến xe với nhé!

- Mang hộ tôi ấm nước ra đây nhé!

(2) Hành động dặn:

- Chú Nguyên hấp tấp chạy theo, xanh mặt vì đã để một thằng không mặc đồng phục lọt vào. Lúc ra khỏi cổng trường Cường thấy lớp trưởng đứng nép ở cửa sổ trên gác. Tóc xù lên như một con sẻ gầy, không, giống một con két trắng với cái mào dựng lên sau gáy hơn. Tan học, Cường đứng phục ở cổng. Lớp trưởng cuống quít bảo người mẫu: “ Mày dắt xe ra cổng cho tao. Chờ ở đầu đường nhé”

(Con tàu chở tình yêu, Chu Thu Hằng) (3) Hành động mời.

- Mai bác bớt chút thời gian qua mừng với vợ chồng em nhé!

Chính vì sự giáp ranh giữa các hành động từ nên cần có các tiêu chí đánh giá, so sánh rõ ràng để phân định ranh giới giữa các hành động. (Chúng tôi đã trình bày một số tiêu chí nhằm phân định ở chương 2)

103

Đi sâu khảo sát từng kiểu loại lời có chứa nhé là tiểu từ cầu khiến cuối lời, ta có một số loại mô hình đặc trưng.

* Mô hình 1 : D1 + V/ VnhN + D2 + nhé Trong đó : D1 : chủ ngôn V : Vị từ hành động. VnhN: Vị từ ngôn hành nhờ D2 : Tiếp ngôn.

Mô hình trên nếu chứa V- vị từ hành động thì nó tương ứng với đích ngôn trung đề nghị, xin phép (ví dụ: Tôi làm bài nhé - nên luận văn này chỉ đề cập mà không đi vào chi tiết), còn nếu mô hình trên chứa VnhN- vị từ ngôn hành

nhờ, thì nó là lời nhờ chính danh chứa nhé. Ví dụ: Tôi nhờ anh một lát nhé.

Đặc biệt hơn, mô hình 1 còn có dạng rút gọn là:

V + nhé

Mô hình rút gọn cả D1 và D2 này được sử dụng trong giao tiếp tiếng Việt như một lời chào.

Ví dụ: - Về nhé

- Đi nhé

- Chào nhé

Ở dạng đầy đủ, các phát ngôn trên có thể là : Tôi về anh nhé ; Bác chào cháu nhé ; Tôi đi anh nhé...

104

D2 + V + (giúp, giùm, hộ) + D1 + nhé D2+ giúp, giùm, hộ + V + D1 + nhé

Ở sơ đồ cấu trúc kiểu 2, chúng ta có thể thấy tiểu từ nhé xuất hiện trong các phát ngôn có đích ngôn trung nhờ với sự xuất hiện của các vị từ giúp / hộ / giùm sau vị từ, đây là các phương tiện đặc trưng thể hiện sự nhờvả.

Ví dụ: Lan giúp cô cắm hoa nhé

Ví dụ: Hoàng đi mua quạt hộ anh nhé ! Ví dụ: Tôi nói, giọng rụt rè :

- Chừng nào xong Việt An mượn giùm tôi nhé !

Việt An gật đầu rồi cúi xuống đọc tiếp.

(Cô gái đến từ hôm qua, Nguyễn Nhật Ánh) Ví dụ: Quả nhiên, sau khi ngừng lại để lấy hơi, dì nhìn đăm đăm vào mặt tôi, khẽ giọng dặn :

- Có bạn dì về ở, Trường bớt nghịch giúp dì một chút nghen !

(Đi qua hoa cúc, Nguyễn Nhật Ánh) Ví dụ: Nghe tôi hứa hẹn, bộ mặt anh Điền tươi lên :

- Ừ, Trường mang giúp anh nhé !

(Đi qua hoa cúc, Nguyễn Nhật Ánh) Ví dụ: Cháu vừa đi đâu đó về nhìn thấy bèn dắt mẹ vào nhà, đến bên chỗ cháu nằm và nói :

- Bố mẹ trông hộ con nhé !

(Gió mưa gửi lại, Thùy Linh) Từ các ví dụ phân tích ở trên, có thể thấy, lời nhờ chứa nhé cuối lời và lời

105

vừa mang tính lịch sự, mềm mỏng vừa bổ trợ thêm nghĩa cầu cho phát ngôn. Giả sử ở ví dụ ―Trường mang giúp anh nhé‖, lời nhờ lược nhé thành ―Trường mang giúp anh‖ về cơ bản vẫn rõ ý và rõ nội dung nhưng không rõ sắc thái biểu đạt riêng biệt, khi thêm nhé thành ―Trường giúp anh nhé‖ rõ ràng lời nhờ

tăng tính thuyết phục, vừa lịch sự và mang tính cầu cao hơn rất nhiều. Điều này cũng đúng khi áp dụng với các ví dụ khác đã dẫn ở trên.

Cấu trúc mô hình 2 cũng có thể rút gọn được D1 / D3, mô hình hóa lại thành : D2 + V + nhé. Lời nhờ trong trường hợp này là lời nhờ chỉ xuất hiện chủ ngôn mà không xuất hiện tiếp ngôn :

Ví dụ 7: - Anh trông nhà hộ nhé !

Một phần của tài liệu Hành động Nhờ trong tiếng Việt (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)