Lời ngôn hành tƣờng minh và lời ngôn hành nguyên cấp

Một phần của tài liệu Hành động Nhờ trong tiếng Việt (Trang 29)

10 nhờ Cầu cao Làm Vnh = nhờ; vớ

1.1.6. Lời ngôn hành tƣờng minh và lời ngôn hành nguyên cấp

Theo [10]: ― Dụng học gọi các lời biểu hiện hành động ngôn trung một cách trực tiếp là lời ngôn hành (ngữ vi) và kết cấu lõi của lời đặc trưng cho kiểu hành động ngôn trung là biểu thức ngôn hành. Sự phân biệt giữa lời ngôn hành với biểu thức ngôn hành trong dụng học giống như sự phân biệt cái cụ thể và cái khái quát.

Với cách nhìn của dụng học, trong ngôn ngữ có loại vị từ ngôn hành đối lập với vị từ phi ngôn hành. Vị từ ngôn hành là vị từ nói năng trực tiếp biểu hiện hành động ngôn từ.

Ví dụ: Chúc anh lên đường chân cứng đá mềm!

Khi nói xong ví dụ trên, là ta đã thực hiện xong hành động chúc nên chúc

được coi là vị từ ngôn hành và lời chứa vị từ chúc là lời ngôn hành. Quan hệ giữa vị từ chúc và hành động chúc là quan hệ một đối một. Từ đó, ta có định nghĩa: Lời ngôn hành chứa vị từ ngôn hành là lời ngôn hành tường minh.

Ở phương diện khác, ngoài vị từ ngôn hành, ngôn ngữ còn sử dụng những phương tiện hình thức chuyên dụng làm dấu hiệu đặc trưng để biểu hiện hành

27

động ngôn từ tương ứng với chúng chẳng hạn như các từ hãy, đừng, chớ là dấu hiệu hình thức chuyên dụng để biểu hiện lời cầu khiến tiếng Việt:

Ví dụ: Hãy luôn cố gắng phấn đấu học tập cháu nhé! Đừng về muộn đấy!

Xét ví dụ trên, ta thấy lời được tạo thành với hãy, đừng, chớ cũng là lời ngôn hành. Tuy nhiên, quan hệ giữa phương tiện biểu hiện và hành động ngôn trung trong trường hợp dùng hãy, đừng, chớ không phải là quan hệ một đối một: Ví như từ hãy có thể ứng với hành động rủ, hành động ra lệnh hoặc hành động yêu cầu… Việc xác định hãy ở lời cụ thể sẽ tương ứng với hành động tường minh nào phụ thuộc vào bối cảnh giao tiếp cụ thể và ngữ điệu của người nói. Lời ngôn hành chứa hãy, đừng, chớlời ngôn hành nguyên cấp.

Sự khác nhau giữa lời ngôn hành tường minh và lời ngôn hành nguyên cấp là ở chỗ: lời ngôn hành tường minh thì gọi tên hành động ngôn trung một cách rõ ràng, cụ thể, xác định còn lời ngôn hành nguyên cấp thì chỉ nêu ra hành động ngôn trung khái quát, không chỉ ra hành động ngôn trung cụ thể và nó tương đương với một số hành động ngôn trung cụ thể. Từ đó phân ra được hai loại của lời cầu khiến.

- Lời cầu khiến tường minh chứa vị từ ngôn hành

- Lời cầu khiến nguyên cấp chứa phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung trực tiếp khác nhau nằm ngoài vị từ ngôn hành.

Mô hình đầy đủ khái quát của lời cầu khiến tường minh, chứa vị từ ngôn hành cầu khiến là

K1 = D1 + Vnhck + D2 + V(p)

Trong đó:

28

D1: Danh / đại từ ngôi 1 D2: Danh / đại từ ngôi 2

Vnhck: Vị từ ngôn hành cầu khiến V(p): V- vị từ / p- phụ tố, phụ ngữ

Một phần của tài liệu Hành động Nhờ trong tiếng Việt (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)